Danh mục

TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN SỰ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số người cho rằng, việc cấm kỵ nói tục chính là vì tôn trọng phụ nữ, không nên “làm nhục mẹ của người khác”, nhưng điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây là: tại sao những từ ngữ này luôn chỉ đến phụ nữ? Hơn nữa, người ta lại thường chỉ đến “mẹ” của đối phương mà không là “chị”, “em” hay là “dì”? Khi liên kết với thân thể của người phụ nữ, tại sao luôn là “sinh thực khí” mà không phải là “chân”, “tay” hay các bộ phận khác? ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN SỰ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TỪ NGÔN TỪ TỤC Ô NHỤC PHỤ NỮ ĐẾN SỰ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC PHỤ QUYỀN TRONG VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ Cai Pei (Thái Bội) Trần Duy Khương lược dịch Một số người cho rằng, việc cấm kỵ nói tục chính là vì tôn trọng phụ nữ, không nên “làm nhục mẹ của người khác”, nhưng điều mà chúng ta cần quan tâm ở đây là: tại sao những từ ngữ này luôn chỉ đến phụ nữ? Hơn nữa, người ta lại thường chỉ đến “mẹ” của đối phương mà không là “chị”, “em” hay là “dì”? Khi liên kết với thân thể của người phụ nữ, tại sao luôn là “sinh thực khí” mà không phải là “chân”, “tay” hay các bộ phận khác? Việc sử dụng những từ ngữ như thế bị hạn định bởi thể hệ giá trị và hệ thống tư tưởng nào? Quan hệ quyền lực được thể hiện ra là như thế nào? Ý thức phản kháng cái bẩn, cái tục dường như là một sự giả dối, vì ở đây, sự phản kháng cũng chính là hình thức thể hiện của sự thuần phục. Mặt khác, những từ ngữ bị phản kháng ấy phải chăng là một kiểu xâm phạm đến phụ nữ, nên vì thế mà cấm kỵ? Nhưng trên thực tế thì chắc chắn rằng, đó không thể là một kiểu xâm phạm, đó không phải là những nơi có thể bị xâm phạm (giá trị giới tính, sinh thực khí, vai trò của người mẹ), mà đó chính là sự hạn định và sự thể hiện của phụ quyền, cơ hồ như hoàn toàn không phải là kết quả từ sự tự cảm nhận của phụ nữ. Thông thường, ngôn từ tục nằm ở vùng rìa của quy phạm ngôn ngữ chínhthống, nó vi phạm đến những quy tắc thông thường, nó khiêu chiến với cấm kỵ. Vìvậy, việc nghiên cứu ngôn từ tục rất có khả năng sẽ xuất hiện những nguy cơ đốivới quyền lực và kết cấu thống trị tượng trưng trong ngôn ngữ. Điều giả dối ở đâylà, việc sử dụng và lưu truyền ngôn từ tục hoàn toàn không phải là dựa vào cái gọilà “hình thái ý thức cơ quan nhà nước” để xây dựng tính chính đáng của nó, màngôn từ tục bị đè ép bởi quyền uy chính thống. Dạng ngôn ngữ bị ức chế này,trong cuộc sống đời thường luôn luôn được thẩm thấu, và cuối cùng thì nó vẫnhình thành được một mô hình của một địa vị áp bức phụ nữ, và quyền lực đằng saunó nhất định là một chính quyền chí cao vô thượng mà không cần phải dựa vào bấtkỳ một cái gì, có thể tự mình hình thành nên một dạng quyền lực nằm tiềm ẩnngay trong chính nó. Vì vậy, mục đích chủ yếu của bài viết này không phải là sưu tầm các ngôn từtục một cách toàn diện, mà tiêu điểm là nhắm vào những ngôn từ tục “làm chonhục nhã”, “làm cho xấu hổ” đối với phụ nữ. Đương nhiên, cách chọn lựa này khótránh khỏi hiện tượng luận chứng bằng thực chứng, vì ý thức phụ quyền trongngôn từ tục là điều hiển nhiên, cần gì phải bóc trần nó ra? Người viết cho rằng,ngôn từ tục hoàn toàn không tồn tại khách quan (nhưng hiện tại nó đang được tồntại dạng khách quan), và ý thức phụ quyền cũng không hoàn toàn có thể khiến chochúng ta nắm rõ được cấu trúc của phụ quyền trong ngôn từ tục cuối cùng đã hìnhthành một kết cấu quan hệ với quyền lực như thế nào. Ý nghĩa của “critical” (tínhphê phán) trong một vài hiện tượng nào đó hoặc trong điều kiện và hạn định xuấthiện tri thức, cũng đã hàm ẩn ý nghĩa phản đối trật tự xã hội theo lẽ đương nhiêncủa nó, nhưng đây không phải là bài nhận định tư tưởng chỉ có phá hoại mà khôngcó xây dựng, chúng ta cần sử dụng những chứng cứ thực tế, đưa vấn đề hàm ẩnđằng sau của việc sử dụng ngôn từ tục và vấn đề quyền lực vào kính hiển vi đểphóng to lên, như thế mới có thể nhìn nhận và giải phóng sự phê phán này mộtcách khách quan. Đầu tiên, các cụm ngôn từ tục dạng như “quan hệ tính giao với mẹ của bạn” sửdụng một số động từ như chữ “đ…”, “đút”, “nhét”, “giỡn”, mà không sử dụngnhững từ khác, thì ở đây, chúng mang một nghĩa hàm ẩn là chiếm đoạt, xâm phạmđến ý thức về giá trị “giới tính” của đối phương. Nếu người nói thuộc giới tínhkhác nhau thì quan niệm phụ quyền được thể hiện ra sẽ giải thích bằng hai mặtkhác nhau. Thứ nhất, nếu người chửi tục là nam giới, thì người hành động tàng ẩn khôngđược nói ra ở đây chính là bản thân người nói, cũng tức là “(tôi / tao) đ... mẹ mày”,và kết quả của hành động đó là “trên tinh thần (tức trên lời nói) thì tôi / tao đã làmtình với mẹ của bạn / mày”. Nhưng, điều đáng lưu ý ở đây là, người chửi tục kỳthực là muốn chửi “bạn”, vậy thì tại sao lại liên quan đến người thứ ba là “mẹ củabạn”? Hành động “đ...” này là nhắm vào “bạn” hay là “mẹ của bạn”? Kết quả rõràng là có thể đi từ việc nhằm vào “bạn” đã chuyển hướng sang “mẹ của bạn”, cónghĩa là, trên một phương diện nào đó thì quyền lực của bạn mạnh hơn so với tôi,trên thực tế thì tôi không thể đối kháng được với bạn, và e rằng, nếu trực tiếp chửirủa bạn thì sẽ tạo nên kết quả bất lợi cho tôi, vì thế mà hành động “đ...” này sẽ sẽđược trút lên người của “mẹ bạn”, bởi vì, “mẹ bạn” thì dễ bắt nạt hơn bạn. Nhưngcuối cùng, người thu được lợi ích từ hành động này ...

Tài liệu được xem nhiều: