Danh mục

Từ nhận thức đến thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 329.24 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đạt được những kết quả tích cực, cho thấy đây là khu vực kinh tế năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần có nhiều giải pháp tích cực để khai thác và phát huy hơn nữa mọi tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ nhận thức đến thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay 304 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP TỪ NHẬN THỨC ĐẾN THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG HIỆN NAY ThS. Đỗ Thị Khánh Nguyệt Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Hải Phòng Tóm tắt: Phát triển kinh tế tư nhân là chủ trương lớn được Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Hải Phòng không ngừng phát triển và hoàn thiện. Trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng đã đạt được những kết quả tích cực, cho thấy đây là khu vực kinh tế năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần có nhiều giải pháp tích cực để khai thác và phát huy hơn nữa mọi tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế này. Từ khóa: Nhận thức, thực tiễn, phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng FROM AWARENESS TO PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT IN HAI PHONG NOW Abstract: The development of the private economy is a major policy developed and improved by the Communist Party of Vietnam and Hai Phong Party Committee. In the process of development, the private economy in Hai Phong has achieved positive results, showing that this is a dynamic and creative economic area. However, besides, it also revealed many limitations, it is necessary to have many positive solutions to exploit and promote all potentials and resources of this economic sector. Keywords: awareness, practice, Hai Phong private economic development). I. ĐẶT VÇN ĐỀ Quan điểm của Đảng ta nói chung, của thành phố Hải Phòng nói riêng về phát triển kinh tế tư nhân là quan điểm nhất quán và liên tục phát triển, hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội. Vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận dần dần qua từng giai đoạn, từ chỗ chỉ là thành phần kinh tế có thể được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp đến chỗ có vị trí quan trọng lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được khuyến khích phát triển; từ chỗ là một trong những động lực của nền kinh tế trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hải Phòng là trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc, một trong ba cực tăng trưởng quan trọng nhất của vùng kinh tế động lực phía Bắc. Thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng, thành phố đã xây dựng chủ trương, kế hoạch, tạo ra cơ chế phù hợp để khuyến khích, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Nhờ đó, kinh tế tư nhân đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của thành phố; là lực lượng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, góp PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 305 phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội của thành phố. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, kinh tế tư nhân cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa để thực sự trở thành một động lực quan trọng, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. II. NỘI DUNG 1. Đổi mới nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân 1.1. Đổi mới nhận thức của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lợi ích cá nhân. Kinh tế tư nhân bao gồm: Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình. Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên cơ sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn thêm lao động, tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình. Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kinh tế tư nhân bao gồm những hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, thương mại và dịch vụ du lịch (trừ an ninh quốc phòng). Trước đổi mới, vì chủ quan duy ý chí, nóng vội, muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế XHCN, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch nên nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng sâu sắc. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sai lầm và khuyết điểm, từ Đại hội VI (tháng 12 - 1986), chủ trương của Đảng đã cho phép phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình kinh doanh. Đảng ta đã khẳng định: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [14]. Đến Đại hội VII (6 - 1991), Đảng ta đã thực sự coi kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế độc lập, có tiềm năng phát triển và đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước nói chung. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (1 - 2001), đã thể hiện bước phát triển mới trong quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân: “Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân” [14]. Đại hội X (1 - 2001) và XI (4 - 2006) phản ánh bước tiến mới trong tư duy của Đảng về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta, coi kinh tế tư nhân là “một trong những động lực của nền kinh tế”. 306 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Đến Đại hội XII (1 - 2016), Đảng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: