![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 125.41 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với việc đảo lộn thời gian, tự sự dòng ý thức với kĩ thuật đồng hiện. Có thể nói những đổi mới về nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là cách trần thuật phi tuyến tính, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần xác lập một cấu trúc thời gian trần thuật đặc thù trong truyện ngắn của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 66-70 TỰ SỰ DÒNG Ý THỨC VÀ ĐỒNG HIỆN THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Đoàn Tiến Dũng Trường THPT Cao Nguyên - Đại học Tây Nguyên E-mail: doantiendungbk@gmail.com Tóm tắt. Khi nghiên cứu thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có một số vấn đề mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ: đó là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện. Nói cách khác một trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với việc đảo lộn thời gian, tự sự dòng ý thức với kĩ thuật đồng hiện. Có thể nói những đổi mới về nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là cách trần thuật phi tuyến tính, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần xác lập một cấu trúc thời gian trần thuật đặc thù trong truyện ngắn của mình. 1. Mở đầu Một trong những hình thức mở rộng giới hạn thời gian của truyện kể là đồng hiện thời gian. Theo Đặng Anh Đào: “Trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai, xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện” [1;77]. Thời gian đồng hiện kéo theo sự trôi chảy của chuỗi ký ức và cả những mộng mị, hoảng loạn, câu chuyện liên tục bị đứt quãng, dịch chuyển. Trong bài viết này, khi nghiên cứu thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có một số vấn đề mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ: đó là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện. Nói cách khác một trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với việc đảo lộn thời gian, tự sự dòng ý thức với kĩ thuật đồng hiện, tập trung ở chùm truyện “giả lịch sử” 06 truyện, chùm truyện “giả cổ tích” 10 truyện /tổng số 50 truyện (Nguyễn Huy Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, H. 2005). 2. Nội dung nghiên cứu Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những hình thức đồng hiện được biểu hiện ở kiểu đảo ngược thời gian, xen kẽ thời gian, với các cụm từ kiểu như: Từ đó, 66 Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thời ấy, hồi đó, giờ đây, về sau, cách đây không lâu, nhiều hôm, mấy năm sau, hồi xưa, năm ấy,. . . Những cụm từ chỉ thời gian này nằm ở phần đầu mỗi đoạn văn và bắt đầu cho mỗi sự kiện, nó tạo nên sự trùng điệp của kí ức. Nhờ cái vẻ vừa như xác định vừa như không xác định của những cụm từ chỉ thời gian, mà ta thấy được sự chập chờn của kí ức cũng như trạng thái nửa mơ nửa tỉnh của người kể. Thời gian của diễn biến tâm trạng bao giờ cũng là thời gian mang tính hiện tại. Khi miêu tả tâm trạng, điểm nhìn người trần thuật luôn đặt vào thời gian hiện tại để có thể diễn tả nội tâm nhân vật một cách có hiệu quả nhất. Thời gian bị xáo trộn là kiểu thời gian đặc trưng của dạng truyện có độ nhoè của ảo giác, giấc mơ. Hình thức đồng hiện thời gian thường xuất hiện ở những truyện ngắn phân mảnh. Vì vậy, dù viết về quá khứ, hoặc về đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp vẫn cho người đọc thấy được quá trình tâm lí nhân vật được soi sáng dưới góc độ hiện tại. Trong Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện, hai truyện đầu thời gian trần thuật được đặt vào thời quá khứ nhưng lại tạo ra cảm giác như đang diễn ra, đang trong thời điểm hiện tại khi mở đầu bắt mạch ngay vào hành động, suy nghĩ của nhân vật. Ở Truyện thứ nhất: “Tổng Cóc nhìn ra cửa. Ông ngắm cái sân gạch Bát Tràng lâu ngày đã rỗ rạn” [3;272]; ở Truyện thứ hai: “Ấm Huy đứng lẫn trong đám chiêu ấm đang tụ ngoài sân công đường. Chàng chán ngán chuyện khoe khoang nhà cửa, ngựa xe, áo quần của họ” [07; 276]; và ở Truyện thứ ba: “Khi đạo diễn giao cho anh sắm vai Chiêu Hổ trong bộ phim viết về Hồ Xuân Hương, quả thực anh bối rối vô cùng” [3;282]. Rõ ràng, ở Truyện thứ ba, thời gian trần thuật ở thời điểm hiện tại, cùng thời gian sống với tác giả, với bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp đặt nhân vật Xuân Hương trong cái nhìn hôm nay, chúng ta có thể thấy Xuân Hương đang hiển hiện giữa đời thường, dung dị tự nhiên mang sức sống phồn thực và cả sự thông tuệ dân gian” [3;282]. Từ điểm nhìn của chàng “Chiêu Hổ giả”, Xuân Hương không còn là hình ảnh khô cứng trong sách vở, cũng không chập chờn thoáng hiện như trong tâm tư Tổng Cóc. Ta có một Xuân Hương không ngôn ngữ, không hình bóng bên cạnh một Tổng Cóc bạo tàn biết sử dụng đồng tiền để ngủ cả với bà Quận chúa. Một Tổng Cóc nhưng lại “cóc” cần thiên hạ, “ông đóng sập cửa, đố thằng nào dám dây vào ông”, ông khinh “những kẻ không dám sống thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời”. Chuyển cái nhìn về hiện tại, chàng thi sĩ thời nay được đạo diễn giao cho đóng vai Chiêu Hổ, anh chán nản về kịch bản Xuân Hương và vai diễn. Tình cờ trên dòng sông anh gặp một thiếu phụ, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Vol. 56, No. 5, pp. 66-70 TỰ SỰ DÒNG Ý THỨC VÀ ĐỒNG HIỆN THỜI GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Đoàn Tiến Dũng Trường THPT Cao Nguyên - Đại học Tây Nguyên E-mail: doantiendungbk@gmail.com Tóm tắt. Khi nghiên cứu thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có một số vấn đề mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ: đó là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện. Nói cách khác một trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với việc đảo lộn thời gian, tự sự dòng ý thức với kĩ thuật đồng hiện. Có thể nói những đổi mới về nghệ thuật trần thuật, đặc biệt là cách trần thuật phi tuyến tính, Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần xác lập một cấu trúc thời gian trần thuật đặc thù trong truyện ngắn của mình. 1. Mở đầu Một trong những hình thức mở rộng giới hạn thời gian của truyện kể là đồng hiện thời gian. Theo Đặng Anh Đào: “Trong dòng tâm tư, quá khứ, hiện tại, tương lai, xuất hiện cùng một lúc, không bị ngăn cách liên tục như một dòng chảy, đó là hiện tượng mà người ta gọi là thời gian đồng hiện” [1;77]. Thời gian đồng hiện kéo theo sự trôi chảy của chuỗi ký ức và cả những mộng mị, hoảng loạn, câu chuyện liên tục bị đứt quãng, dịch chuyển. Trong bài viết này, khi nghiên cứu thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, có một số vấn đề mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ: đó là sự đảo lộn trình tự trần thuật của người kể chuyện. Nói cách khác một trong những phương tiện đặc sắc của việc tổ chức thời gian trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là kiểu trần thuật phi tuyến tính với việc đảo lộn thời gian, tự sự dòng ý thức với kĩ thuật đồng hiện, tập trung ở chùm truyện “giả lịch sử” 06 truyện, chùm truyện “giả cổ tích” 10 truyện /tổng số 50 truyện (Nguyễn Huy Thiệp, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, H. 2005). 2. Nội dung nghiên cứu Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, những hình thức đồng hiện được biểu hiện ở kiểu đảo ngược thời gian, xen kẽ thời gian, với các cụm từ kiểu như: Từ đó, 66 Tự sự dòng ý thức và đồng hiện thời gian trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thời ấy, hồi đó, giờ đây, về sau, cách đây không lâu, nhiều hôm, mấy năm sau, hồi xưa, năm ấy,. . . Những cụm từ chỉ thời gian này nằm ở phần đầu mỗi đoạn văn và bắt đầu cho mỗi sự kiện, nó tạo nên sự trùng điệp của kí ức. Nhờ cái vẻ vừa như xác định vừa như không xác định của những cụm từ chỉ thời gian, mà ta thấy được sự chập chờn của kí ức cũng như trạng thái nửa mơ nửa tỉnh của người kể. Thời gian của diễn biến tâm trạng bao giờ cũng là thời gian mang tính hiện tại. Khi miêu tả tâm trạng, điểm nhìn người trần thuật luôn đặt vào thời gian hiện tại để có thể diễn tả nội tâm nhân vật một cách có hiệu quả nhất. Thời gian bị xáo trộn là kiểu thời gian đặc trưng của dạng truyện có độ nhoè của ảo giác, giấc mơ. Hình thức đồng hiện thời gian thường xuất hiện ở những truyện ngắn phân mảnh. Vì vậy, dù viết về quá khứ, hoặc về đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Thiệp vẫn cho người đọc thấy được quá trình tâm lí nhân vật được soi sáng dưới góc độ hiện tại. Trong Chút thoáng Xuân Hương gồm ba truyện, hai truyện đầu thời gian trần thuật được đặt vào thời quá khứ nhưng lại tạo ra cảm giác như đang diễn ra, đang trong thời điểm hiện tại khi mở đầu bắt mạch ngay vào hành động, suy nghĩ của nhân vật. Ở Truyện thứ nhất: “Tổng Cóc nhìn ra cửa. Ông ngắm cái sân gạch Bát Tràng lâu ngày đã rỗ rạn” [3;272]; ở Truyện thứ hai: “Ấm Huy đứng lẫn trong đám chiêu ấm đang tụ ngoài sân công đường. Chàng chán ngán chuyện khoe khoang nhà cửa, ngựa xe, áo quần của họ” [07; 276]; và ở Truyện thứ ba: “Khi đạo diễn giao cho anh sắm vai Chiêu Hổ trong bộ phim viết về Hồ Xuân Hương, quả thực anh bối rối vô cùng” [3;282]. Rõ ràng, ở Truyện thứ ba, thời gian trần thuật ở thời điểm hiện tại, cùng thời gian sống với tác giả, với bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp đặt nhân vật Xuân Hương trong cái nhìn hôm nay, chúng ta có thể thấy Xuân Hương đang hiển hiện giữa đời thường, dung dị tự nhiên mang sức sống phồn thực và cả sự thông tuệ dân gian” [3;282]. Từ điểm nhìn của chàng “Chiêu Hổ giả”, Xuân Hương không còn là hình ảnh khô cứng trong sách vở, cũng không chập chờn thoáng hiện như trong tâm tư Tổng Cóc. Ta có một Xuân Hương không ngôn ngữ, không hình bóng bên cạnh một Tổng Cóc bạo tàn biết sử dụng đồng tiền để ngủ cả với bà Quận chúa. Một Tổng Cóc nhưng lại “cóc” cần thiên hạ, “ông đóng sập cửa, đố thằng nào dám dây vào ông”, ông khinh “những kẻ không dám sống thực, không dám lặn sâu xuống đáy cuộc đời”. Chuyển cái nhìn về hiện tại, chàng thi sĩ thời nay được đạo diễn giao cho đóng vai Chiêu Hổ, anh chán nản về kịch bản Xuân Hương và vai diễn. Tình cờ trên dòng sông anh gặp một thiếu phụ, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyễn Huy Thiệp Tự sự dòng ý thức Đồng hiện thời gian Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Văn học Việt Nam Trần thuật phi tuyến tínhTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 381 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 351 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 282 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 239 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
64 trang 206 0 0 -
91 trang 182 0 0
-
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 169 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 150 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 143 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 134 0 0