Tự tạo một số thí nghiệm trong dạy học phần Điện từ Vật lý lớp 9 trung học cơ sở
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 714.34 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày việc nghiên cứu thực trạng về dạy học Vật lý nói chung và vấn đề sử dụng thí nghiệm nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra bài báo còn trình bày việc tự tạo một số thí nghiệm sử dụng trong dạy học phần điện từ vật lý lớp 9 trung học cơ sở.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự tạo một số thí nghiệm trong dạy học phần Điện từ Vật lý lớp 9 trung học cơ sở TỰ TẠO MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN TỪ VẬT LÝ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VIẾT THANH MINH Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo trình bày việc nghiên cứu thực trạng về dạy học Vật lý nói chung và vấn đề sử dụng thí nghiệm nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra bài báo còn trình bày việc tự tạo một số thí nghiệm sử dụng trong dạy học phần điện từ vật lý lớp 9 trung học cơ sở. Nghiên cứu cho thấy việc đầu tư xây dựng và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học là một trong những biện pháp hiệu quả, góp phần đổi mới phương áp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Từ khóa: thí nghiệm tự tạo, phần Điện từ, thực trạng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình, sách giáo khoa Vật lý phổ thông hiện hành rất chú trọng đến việc vai trò của thí nghiệm trong quá trình hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vật lý cho học sinh [3]. Trong thực tế dạy học hiện nay ở trường phổ thông vẫn có tình “trạng dạy chay, học chay”, thí nghiệm vẫn chưa được sử dụng thường xuyên và được sử dụng có hiệu quả. Trong những năm gần đây cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm của nhà trường đã có những đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, nhất là những trường vùng sâu vùng xa. Nếu được trang bị đầy đủ theo chuẩn của danh mục các thiết bị tối thiểu theo quy định của Bộ thì vẫn là không đủ để dạy học. Trong chương trình vật lý phổ thông vẫn còn nhiều hiện tượng và quá trình cần phải được trực quan bằng thí nghiệm. Những hiện tượng và quá trình này hoàn toàn có thể được trực quan cho học sinh trong quá trình dạy học bằng những thí nghiệm đơn giản do giáo viên tự làm. Vì thế, việc nghiên cứu tự tạo và sử dụng chúng trong dạy học vật lý là một vấn đề luôn được quan tâm ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông hiện nay, việc tăng cường sử dụng thí nghiệm nói chung và thí nghiệm tự tạo nói riêng là một trong những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo,... của học sinh trong quá trình dạy học [1]. 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Qua điều tra, thăm dò ý kiến hơn 60 giáo viên dạy môn vật lý ở các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: - Hầu hết các ý kiến (96% số người được thăm dò) đồng ý với ý kiến là sử dụng thí nghiệm sẽ giúp cho giáo viên tổ chức quá trình dạy học một cách có hiệu quả, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Hơn 78% giáo viên cho biết ở các trường THCS tuy có phòng song thiết bị thí nghiệm không đầy đủ hoặc thiếu đồng bộ, nhiều dụng cụ thí nghiệm không còn sử dụng được, hoặc chất lượng kém. Số lượng bộ thí nghiệm không đáp ứng nhu cầu về số lớp trong trường và số lượng học sinh trong mỗi lớp. - Đối với tình hình sử dụng thí nghiệm trong trong dạy học: 48% ý kiến cho rằng có tiến hành các thí nghiệm theo quy định trong chương trình; phần lớn ý kiến giáo viên đều cho biết là chỉ Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 141-145 142 NGUYỄN VIẾT THANH MINH – LÊ VĂN GIÁO thường sử dụng thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm để dạy học; một số rất ít sử dụng TB trong phòng thí nghiệm kết với thí nghiệm tự làm của giáo viên. - Về những khó khăn dẫn đến tình trạng tự làm thì 60% giáo viên cho biết thường gặp khó khăn trong việc đề xuất các phương án thí nghiệm, 34% cho rằng mất thời gian, thậm chí có ý kiến cho rằng là tốn kém kinh phí. - Mặc dầu có đến 92% giáo viên được hỏi nhận thức rõ việc yêu cầu học sinh thiết kế, chế tạo, lắp ráp một số dụng cụ thí nghiệm trong học quá trình học tập sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập. Hơn nữa, việc tự chế tạo thí nghiệm đơn giản, dễ làm, ít tốn kém của giáo viên và học sinh để hỗ trợ trong tổ chức dạy học là phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Nhưng cũng có đến 62% giáo viên khẳng định rất ít khi yêu cầu học sinh (theo nhóm hay cá nhân) thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà như: đề xuất phương án thí nghiệm, tự tạo các dụng cụ thí nghiệm, cải tiến một thí nghiệm sẵn có… Như vậy, thực trạng dạy học vật lý cho thấy: Đa số giáo viên đều ý thức được vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học Vật lý nói chung và thí nghiệm tự tạo nói riêng. Tuy nhiên, thực tế việc tự tạo thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tự tạo thí nghiệm và đò dùng dạy học chưa thực sự phổ biến trong các trường, cũng như đối với mọi giáo viên, có khi còn xa lạ đối với một số giáo viên và học sinh. 3. KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Với những ưu điểm nổi trội thí nghiệm tự tạo là có thể được khai thác và sử dụng một cách linh hoạt vào những giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, cũng như hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác nhau, nhất là đối với các phương pháp dạy học tích cực. Trên phương diện đó, thí nghiệm tự tạo có thể được khai thác vào những mục đích dạy học khác nhau [2]: - Khai thác và sử dụng thí nghiệm tự tạo với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, như: dạy học nêu vấn đề, PPDH thực nghiệm, PPDH theo dự án, phương pháp bàn tay nặn bột,…). thí nghiệm tự tạo phương tiện trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự tạo một số thí nghiệm trong dạy học phần Điện từ Vật lý lớp 9 trung học cơ sở TỰ TẠO MỘT SỐ THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN TỪ VẬT LÝ LỚP 9 TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VIẾT THANH MINH Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo trình bày việc nghiên cứu thực trạng về dạy học Vật lý nói chung và vấn đề sử dụng thí nghiệm nói riêng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngoài ra bài báo còn trình bày việc tự tạo một số thí nghiệm sử dụng trong dạy học phần điện từ vật lý lớp 9 trung học cơ sở. Nghiên cứu cho thấy việc đầu tư xây dựng và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học là một trong những biện pháp hiệu quả, góp phần đổi mới phương áp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh ở trường phổ thông hiện nay. Từ khóa: thí nghiệm tự tạo, phần Điện từ, thực trạng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình, sách giáo khoa Vật lý phổ thông hiện hành rất chú trọng đến việc vai trò của thí nghiệm trong quá trình hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vật lý cho học sinh [3]. Trong thực tế dạy học hiện nay ở trường phổ thông vẫn có tình “trạng dạy chay, học chay”, thí nghiệm vẫn chưa được sử dụng thường xuyên và được sử dụng có hiệu quả. Trong những năm gần đây cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm của nhà trường đã có những đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, nhất là những trường vùng sâu vùng xa. Nếu được trang bị đầy đủ theo chuẩn của danh mục các thiết bị tối thiểu theo quy định của Bộ thì vẫn là không đủ để dạy học. Trong chương trình vật lý phổ thông vẫn còn nhiều hiện tượng và quá trình cần phải được trực quan bằng thí nghiệm. Những hiện tượng và quá trình này hoàn toàn có thể được trực quan cho học sinh trong quá trình dạy học bằng những thí nghiệm đơn giản do giáo viên tự làm. Vì thế, việc nghiên cứu tự tạo và sử dụng chúng trong dạy học vật lý là một vấn đề luôn được quan tâm ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở trường phổ thông hiện nay, việc tăng cường sử dụng thí nghiệm nói chung và thí nghiệm tự tạo nói riêng là một trong những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo,... của học sinh trong quá trình dạy học [1]. 2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY Qua điều tra, thăm dò ý kiến hơn 60 giáo viên dạy môn vật lý ở các trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: - Hầu hết các ý kiến (96% số người được thăm dò) đồng ý với ý kiến là sử dụng thí nghiệm sẽ giúp cho giáo viên tổ chức quá trình dạy học một cách có hiệu quả, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập. Hơn 78% giáo viên cho biết ở các trường THCS tuy có phòng song thiết bị thí nghiệm không đầy đủ hoặc thiếu đồng bộ, nhiều dụng cụ thí nghiệm không còn sử dụng được, hoặc chất lượng kém. Số lượng bộ thí nghiệm không đáp ứng nhu cầu về số lớp trong trường và số lượng học sinh trong mỗi lớp. - Đối với tình hình sử dụng thí nghiệm trong trong dạy học: 48% ý kiến cho rằng có tiến hành các thí nghiệm theo quy định trong chương trình; phần lớn ý kiến giáo viên đều cho biết là chỉ Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ hai Trường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 141-145 142 NGUYỄN VIẾT THANH MINH – LÊ VĂN GIÁO thường sử dụng thí nghiệm có sẵn trong phòng thí nghiệm để dạy học; một số rất ít sử dụng TB trong phòng thí nghiệm kết với thí nghiệm tự làm của giáo viên. - Về những khó khăn dẫn đến tình trạng tự làm thì 60% giáo viên cho biết thường gặp khó khăn trong việc đề xuất các phương án thí nghiệm, 34% cho rằng mất thời gian, thậm chí có ý kiến cho rằng là tốn kém kinh phí. - Mặc dầu có đến 92% giáo viên được hỏi nhận thức rõ việc yêu cầu học sinh thiết kế, chế tạo, lắp ráp một số dụng cụ thí nghiệm trong học quá trình học tập sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức, phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập. Hơn nữa, việc tự chế tạo thí nghiệm đơn giản, dễ làm, ít tốn kém của giáo viên và học sinh để hỗ trợ trong tổ chức dạy học là phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay. Nhưng cũng có đến 62% giáo viên khẳng định rất ít khi yêu cầu học sinh (theo nhóm hay cá nhân) thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà như: đề xuất phương án thí nghiệm, tự tạo các dụng cụ thí nghiệm, cải tiến một thí nghiệm sẵn có… Như vậy, thực trạng dạy học vật lý cho thấy: Đa số giáo viên đều ý thức được vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học Vật lý nói chung và thí nghiệm tự tạo nói riêng. Tuy nhiên, thực tế việc tự tạo thí nghiệm và sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý ở trường phổ thông hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tự tạo thí nghiệm và đò dùng dạy học chưa thực sự phổ biến trong các trường, cũng như đối với mọi giáo viên, có khi còn xa lạ đối với một số giáo viên và học sinh. 3. KHẢ NĂNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Với những ưu điểm nổi trội thí nghiệm tự tạo là có thể được khai thác và sử dụng một cách linh hoạt vào những giai đoạn khác nhau của quá trình dạy học, cũng như hỗ trợ cho các phương pháp dạy học khác nhau, nhất là đối với các phương pháp dạy học tích cực. Trên phương diện đó, thí nghiệm tự tạo có thể được khai thác vào những mục đích dạy học khác nhau [2]: - Khai thác và sử dụng thí nghiệm tự tạo với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực, như: dạy học nêu vấn đề, PPDH thực nghiệm, PPDH theo dự án, phương pháp bàn tay nặn bột,…). thí nghiệm tự tạo phương tiện trong tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dạy học phần Điện từ Vật lý lớp 9 Kỹ năng thực hành vật lý Lý luận dạy học Vật lý Phương pháp dạy học vật lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Sóng cơ
66 trang 86 0 0 -
94 trang 83 0 0
-
157 trang 50 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các phương pháp giải tích giải bài toán phương trình Vật Lý - Toán
135 trang 34 0 0 -
Khai thác và sử dụng các video clip trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lý 11 THPT
5 trang 29 0 0 -
168 trang 28 0 0
-
Giáo trình Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thông - Nguyễn Văn Khải (chủ biên)
169 trang 27 0 0 -
Các biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học vật lý
8 trang 25 0 0 -
85 trang 25 0 0
-
Giáo án Vật Lý lớp 9 ( cả năm ) part 1
24 trang 21 0 0