Danh mục

Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 170.26 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện côngNguyễn Văn Tuấn Vấn đề cổ phần hóa bệnh viện công đang được xã hội quan tâm, vì y tế là dịch vụ an sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Xã hội hóa y tế, nâng cao chất lượng và phát triển y tế là ba biện luận cho định hướng cổ phần hóa. Nhưng cổ phần hóa chỉ là một giải pháp cấp thời, cần phải nâng cao đầu tư của Nhà nước cho ngành y tế và trao quyền tự trị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công Tự trị, chất lượng và y đức thay vì cổ phần hóa bệnh viện công Nguyễn Văn Tuấn Vấn đề cổ phần hóa bệnh viện công đang được xã hội quan tâm, vì y tế làdịch vụ an sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân. Xã hội hóa y tế, nâng caochất lượng và phát triển y tế là ba biện luận cho định hướng cổ phần hóa. Nhưngcổ phần hóa chỉ là một giải pháp cấp thời, cần phải nâng cao đầu t ư của Nhànước cho ngành y tế và trao quyền tự trị cho bệnh viện mới là giải pháp lâu dài(*). Trong thực tế, hệ thống y tế công và tư ở nước ta, nhất là ở phía Nam, đãsong song tồn tại từ hơn một thập niên qua. Gần đây, hệ thống y tế tư, kể cả cácbệnh viện nhỏ và trung bình, phát triển rất nhanh. Đó là một dấu hiệu đáng mừngcho nền y tế nước nhà, phản ảnh một phần tốc độ phát triển kinh tế nói chung.Người dân càng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, và nhìn qua lăng kính kinh tế,nhu cầu sức khỏe tạo ra một thị trường y tế rất lớn cho những nhà đầu tư. Sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân, do đó, có thể xem là một tiến trìnhtất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng biến bệnh viện công thành bệnh việntư qua hình thức cổ phần hóa có lẽ là một định hướng táo bạo, rất ít thấy ở cácnước trong vùng hay ngay tại các nước có nền kinh tế thị trường lâu đời như Mĩhay Úc. Theo tôi, những lí do đưa ra để cổ phần hóa bệnh viện công có vẻ thiếutính thuyết phục. Ở đây, tôi muốn bàn qua vài lí do đó: Xã hội hóa y tế. Định hướng này được đưa ra nhiều lần làm cơ sở cho lậpluận cổ phần hóa bệnh viện. Đây là một định hướng đúng, nhưng biến bệnh việncông thành bệnh viện tư thì khó mà cho rằng đó là “xã hội hóa” y tế được, bởi vìthực chất chỉ là thay đổi tên nhưng vẫn với một ê kíp cũ (hay gần cũ). Có lẽ vấn đề là tự trị, chứ không phải cổ phần hóa. Xin chia sẻ một kinh nghiệm ở Úc, phần lớn các bệnh viện tư lớn do các tổchức tôn giáo và từ thiện quản lí với định hướng bất vụ lợi. Các bệnh viện tư tồntại song song và đóng vai trò tương trợ với các bệnh viện công. Chẳng hạn như hệthống bệnh viện St Vincent’s ở Sydney (nơi người viết bài này cộng tác) có haibệnh viện công và tư. Bệnh viện St Vincent’s công được xây dựng hơn 100 nămdo Bộ y tế quản lí về mặt chính sách nhưng được điều hành trực tiếp bởi một hộiđồng quản trị. Bệnh viện St Vincent’s tư do một hội đồng quản trị độc lập khácđiều hành, nhưng vẫn hợp tác chặt chẽ với bệnh viện công. Một số lớn giáo sư,bác sĩ và chuyên gia của bệnh viện công cũng làm việc cho bệnh viện tư qua hìnhthức hợp đồng. Mô hình này đã hoạt động hữu hiệu suốt hơn hai thập niên qua. Sự thành công của mô hình này một phần là do Nhà nước chỉ đóng vai tròchỉ đạo, chứ không can thiệp vào việc điều hành bệnh viện. Hội đồng quản trịbệnh viện hoàn toàn có quyền tự trị trong các lĩnh vực như quản lí tài chính (tự dochi tiêu theo ngân sách, định các thang bậc lương bổng cho nhân viên, chuyểnngân sách giữa các khoa trong bệnh viện, và mua bán bất động sản); quản lí nhânsự (như đặt ra điều kiện và lương bổng, phần thưởng, kỉ luật và trách nhiệm chonhân viên, quyền mướn hay sa thải nhân viên); và phát triển dịch vụ, sản phẩm,như cung cấp hay ngưng cung cấp các dịch vụ làm tổn hao đến ngân sách. Trong mô hình công-tư song song, bệnh viện công vẫn đóng vai trò chủđạo, vì có tài nguyên khá hơn, kể các thiết bị y khoa, để có thể cung ứn g cho cácbệnh nghiêm trọng so với bệnh viện tư. Chẳng hạn như đối vớic các ca giải phẫulớn, bệnh nhân từ bệnh viện tư vẫn phải được chuyển sang bệnh viện công để tiếnhành phẫu thuật. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học và sinh viên y khoa chỉ đượcthực hiện hay thực tập ở bệnh viện công, chứ không phải ở bệnh viện t ư. Chất lượng. Có ý kiến cho rằng cổ phần hóa để nâng cao chất lượng y tế.Nhưng ý kiến này dựa vào giả định rằng chất lượng y tế ở các bệnh viện tư caohơn các bệnh viện công. Có thể giả định này đúng, nhưng cho đến nay, chúng tavẫn chưa có những bằng chứng nghiên cứu cụ thể để chứng minh điều đó. Và,chúng ta không thể quản lí vấn đề nếu không “đo” được vấn đề qua nghiên cứu. Cần phải định nghĩa “chất lượng” trong bối cảnh bệnh viện là gì. Theo giớinghiên cứu y tế, chất lượng bệnh viện bao gồm thực phẩm cho bệnh nhân; môitrường bệnh viện (bàn ghế, tử, giường, sạch sẽ, ánh sáng); dịch vụ chuyên môn (ykhoa, điều dưỡng, thiết bị); tiện nghi phòng (riêng tư, giờ thăm bệnh, tiện nghi);phục vụ cá nhân (riêng biệt, thông tin, chú ý đến nhu cầu cá nhân); và sự đáp ứngcủa hệ thống cấp cứu khi có sự cố. Các khía cạnh này có thể phát triển thànhnhững “chỉ tiêu” cụ thể để đo lường chất lượng bệnh viện. Ngoài những chỉ tiêumang tính định chất, còn có một chỉ tiêu quan trọng nhất: đó là tỉ lệ tử vong trongvòng hay sau khi xuất viện 30 ngày. Nghiên cứu từ Thái Lan và các nước Nam Mĩ cho thấy nói chung, về mặtthực phẩm, tiện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: