Danh mục

Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 193.99 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh Tư tưởng canh tân sáng tạo nềnvăn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh Với sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX. Từ nửa cuối thế kỷ XIX, trong xu thế chung của cả khu vực văn hóaViệt Nam cổ truyền đã và đang phải đối mặt với trào lưu văn hóa phương Tây. Sự thậtlịch sử đã chỉ ra rằng ở Việt Nam đã sớm có một dòng tư tưởng canh tân nhận thứcđược sự cần thiết phải hướng văn hóa của dân tộc tới những giá trị tiến bộ mới lạ củakhu vực và của thời đại, đồng thời phải kế thừa bảo lưu những giá trị tốt đẹp đã từng làchỗ dựa cho dân tộc trường tồn phát triển. Khởi đầu là Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn LộTrạch, Phạm Phú Thứ, Đặng Huy Trứ... Tiếp nối dòng tư tưởng này, nhận thức đượcvấn đề cấp thiết của dân tộc đầu thế kỷ XX là vấn đề độc lập dân tộc đặt trong hệ luậngiải mới là dân chủ, dân quyền là một loại các danh sĩ, đứng đầu phải kể tới Phan ChâuTrinh. Do điều kiện khách quan, do hạn chế về tư liệu và phương pháp mà trước đây ítngười để ý tới cống hiến của Phan Châu Trinh đối với việc canh tân sáng tạo nền vănhóa dân tộc tại thời điểm ông sông. Sau hơn bốn chục năm kể từ khi thực dân Pháp nổ súng ở Đà Nẵng rồi cườngđoạt độc lập tự do của dân tộc, cho tới thời điểm đầu thế kỷ XX, trên thực tế chúng đãđồng thời áp đặt nền văn hóa thực dần lên nền văn hóa cổ truyền của Việt Nam. Vănhóa cổ truyền của dân tộc dường như đứng trước bọn diệt chủng hoặc lai căng, mất gốc.Lịch sử thử thách khắc nghiệt đã sản sinh ra người đứng đầu gió, đó là Phan ChâuTrinh. Xuất thân từ gia đình có truyền thống yêu nước, Phan Châu Trinh sớm trăn trởbởi câu hỏi lớn: làm thế nào để đưa dân tránh được hiểm họa ghê gớm đó? Nhờ tiếpxúc nhiều với những người khách trú, những nhà buôn Nhật Bản, và nhất là từ nhữngnăm 1902 ông đã được đọc các Tân thư, Tân văn mà trong óc đã nảy nở ra hai vấn đềquan yếu: Thứ nhất, đó là vấn đề thời đại mưa Âu, gió Mỹ , sóng lan tràn thực dân là mộttất yếu Trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và khu vực, việc tiếp nhận văn hóaphương Tây là một xu thế không cưỡng nổi. Thứ hai, trong quy luật cường thắng, liệt bại” thì muốn dân tộc khỏi diệt chủngchỉ có cách tự canh tân về mọi mặt của nền văn hóa, tự lực tự cường, vươn lên sánh vaivới nước khác trên trường quốc tế một cách chủ động tích cực. Nói cách khác tức làbảo lưu, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếpnhận những giá trị văn hóa mới của thời đại để đáp ứng yêu cầu phát triển dân tộcmình. Đi tới được những nhận định ấy đã có thể gọi là bước ngoặt trong tư tưởng so vớingười cùng thời, nhưng đáng nói hơn là Phan Châu Trinh đã xây dựng thành chủ thuyếtTân dân, và suốt cả đời ông đã tận tâm, tận lực để thổi luồng sinh khí ấy vào quảng đạiquần chúng nhân dân, lấy đông đảo quần chúng nhân dân làm đối tượng lĩnh hội và làngười thực thi ý tưởng đó (l). Chỉ riêng ở điểm này thôi cũng là bài học quý báu chochúng ta tin tưởng hơn rằng, công cuộc đồi mới hiện nay đang thuận chiều lịch sử vậnđộng đi lên của dân tộc đã được mở đầu bởi Phan Châu Trinh. Bấy giờ hiện trạng vô cùng đen tối. Thực dân Pháp với chính sách đồng hóa vàngu dân đã câu kết với thế lực phong kiến phản động làm cho văn hóa cuối thế kỷ XIX,đầu thế kỷ XX vốn suy đồi lại càng hư nát. Chế độ chính trị là sự biểu hiện của văn hóachính trị chuyên chế hà khắc của phương Đông cộng thêm văn hóa chính trị thực dândã man, độc đoán, tàn bạo. Nhằm phục vụ quyền lợi của giai cấp thực dân phong kiến,chính quyền thống trị đã đặt ra các chính sách bóc lột, áp chế nhân dân đến cùng cực.Phan Châu Trinh là người dám đứng lên đương đầu với nhà cường quyền đòi cải cáchthể chế chính trị. Thư gửi toàn quyền Beau” của ông là bản cáo trạng tố cáo các quantham lại nhũng, chính trị hư hại đương thời, đòi hỏi cải cách, thực thi một văn hóachính trị tiến bộ và nhân đạo hơn, dưới một hình thức công khai trực diện. Do thực sựlà những cống hiến xuất sắc của Phan Châu Trinh. Trước ông, đã từng có đòn bút chiêuhàng giặc của Nguyễn Trãi, nhưng sử dụng bút lực để thuyết phục kẻ xâm lược đangnắm quyền uy trên toàn cõi Việt Nam, lôi cuốn đi theo ngọn triều tiến bộ, thì đó làmiếng võ lợi hại, có lẽ chỉ có người xuất thân từ con nhà võ như Phan Châu Trinh mớisáng tạo nên. Có thể nói suốt trong mấy chục năm, ông đã không ngừng học hỏi kiến thức vănhóa, chính trị mới mé của Tây phương, nhưng với ý thức chủ động chỉ tiếp thu chọn lọcnhững cái gì phù hợp với điều kiện của đất nước vào lúc đó. Thiết tha yêu nước và mộtlòng một dạ vì dân vì nước, Phan Châu Trinh đã biết kế thừa bài học gậy ông đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: