Danh mục

Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.13 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad với ba nội dung cơ bản: 1. Tại sao phải giải thoát; 2. Thế nào là giải thoát; 3. Con đường giải thoát.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng giải thoát trong kinh UpanishadJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00039Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 92-98This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT TRONG KINH UPANISHAD Nguyễn Thị Toan Khoa Triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Upanishad là bộ kinh đánh dấu bước ngoặt trong tư duy người Ấn Độ, chuyển từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, khai phá con đường trí tuệ để lí giải về bản thể vũ trụ và bản chất đời sống tinh thần của con người. Một trong những nội dung trọng tâm của Upanishad là tư tưởng giải thoát. Bài viết phân tích tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishad với ba nội dung cơ bản: 1. Tại sao phải giải thoát; 2. Thế nào là giải thoát; 3. Con đường giải thoát. Từ khóa: Upanishad, Atman, Brahman, giải thoát.1. Mở đầu Ở Ấn Độ cổ đại, sự xuất hiện kinh Upanishad trong văn học Veda là một cuộc cách mạnggiải phóng tư duy người Ấn khỏi những nghi lễ ma thuật, bằng trí tuệ để lí giải những vấn đềvề bản chất của vũ trụ và khám phá bản chất đời sống tinh thần, từ sự phản tư tinh thần tìm conđường giải thoát cho con người khỏi những nỗi khổ cuộc đời. Đã có một số công trình nghiên cứuvề tư tưởng giải thoát của triết học Ấn Độ, trong đó ít nhiều có đề cập tới vấn đề giải thoát trongUpanishad như: Biện chứng của giải thoát trong tư tưởng Ấn Độ của Nghiêm Xuân Hồng [8], Tưtưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ của Doãn Chính [3]. Tác giả Phạm Tấn Xuân Cao cũng cóbài viết Những nội dung tư tưởng triết học cơ bản của Upanishad phân tích khá toàn diện về nộidung triết học của Upanishad [1]. Bên cạnh đó, có một số luận văn, bài báo, đề tài khoa học nghiêncứu về Ấn Độ ở các phương diện văn học nghệ thuật, tâm lí học, chính trị học.v.v. Tất cả các côngtrình này đều đề cập tới Upanishad. Tuy nhiên, chưa có công trình nào bàn một cách hệ thống vềtư tưởng giải thoát trong bộ kinh này.2. Nội dung nghiên cứu Upanishad ra đời vào khoảng thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ VI trước CN – giai đoạn chuyểnbiến từ thời đại công xã nguyên thủy sang thời đại chiếm hữu nô lệ; con người chuyển từ vươngquốc của thần thoại – tôn giáo sang vương quốc của tư duy triết học, từ việc khám phá thế giới tựnhiên bên ngoài sang khám phá và chinh phục thế giới nội tâm. Danh từ “Upanishad” ban đầu có nghĩa là “thị tọa”, “cận tọa”, “những lời lẽ cao đẹp củagiới quyền quý”. Về sau, “Upanishad” mang nhiều nghĩa khác nhau như: “bí mật hội tọa, cùnghọp giảng thuyết lẽ cao siêu”, “bí mật ý nghĩa”, “bí thuyết, thuyết minh những lẽ bí mật”. Tới lầnNgày nhận bài: 15/2/2015 Ngày nhận đăng: 20/5/2015Liên hệ: Nguyễn Thị Toan, e-mail: toandhsp1@gmail.com.92 Tư tưởng giải thoát trong kinh Upanishadchuyển nghĩa cuối cùng, “Upanishad” mang ý nghĩa là sự biên chép, ghi chú và giải thích các điềuhuyền bí về tôn giáo. Thông thường, “Upanishad” được giải thích là ngồi (sad) gần (upa) một cáchcung kính (ni) để nghe thầy giảng đạo. Upanishad là bộ kinh tập hợp tư tưởng của nhiều triết gia, đạo sĩ, được diễn tả theo các cáchkhác nhau, tùy theo trình độ thể hiện của các triết gia, đạo sĩ và hoàn cảnh, thời gian trình bàykhác nhau. Mặc dù vậy, toàn bộ tư tưởng của Upanishad vẫn thống nhất, đó là những phương diệnkhác nhau của cùng một lí tưởng giải thoát. Với nội dung tư tưởng triết học phong phú và sâu sắc,Upanishad đã trở thành nguồn gốc triết lí cho hầu hết các hệ thống triết học, tôn giáo Ấn Độ, là cơsở triết lí cho đạo Bàlamôn cũng như đạo Hindu ở Ấn Độ cổ đại. Cao hơn, Upanishad được xemnhư là tinh hoa của minh triết phương Đông.2.1. Vì sao phải giải thoát Để giải thích điều này, cần bắt đầu từ vấn đề bản thể luận trong Upanishad. Upanishad truytìm bản nguyên của vũ trụ từ Tinh thần vũ trụ tối cao Brahman. Brahman là Thực tại tuyệt đối,đầu tiên, tinh khiết, toàn thiện, duy nhất, tối cao, là căn nguyên của tất cả, ví như “nguồn sángcủa mọi ánh sáng”. Nó là cái từ đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sống được và trở về đósau khi chết. Brahman mang trong mình động cơ tiềm tàng, đó là tư tưởng, là ý chí, là động lựcđiều khiển, thúc đẩy vạn vật phải đi theo chiều hướng của dục vọng. Brahman là thực hữu, ý thứcvà an lạc; đó là những đặc tính khác nhau của cùng một thực tại thuần nhất. Thực hữu vì khôngphải là trống rỗng, hư không; ý thức bởi vì là nguồn gốc của mọi sự nhận biết; an lạc bởi vì đaukhổ không có lí do để tồn tại ở đó. Brahman sinh ra Atman. Atman – linh hồn cá nhân là sự biểuhiện cụ thể của Brahman trong đời sống. Atman là hơi thở, sinh khí, tồn tại trong thân xác hữuhình. Trong vạn vật có bản thể của từng cá thể (tự ngã), và trong mỗi bản thể có linh hồn, mà linhhồn chính là sự giao cảm huyền bí giữa thần ...

Tài liệu được xem nhiều: