Danh mục

Tư tưởng Phật giáo trong đường lối trị nước của các vua Trần

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.90 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phật giáo dưới triều Trần kế thừa tinh hoa của Phật giáo thời Lý và trước đó, được trọng dụng, tôn vinh và có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Các vua Trần đã khôn khéo biết tiếp thu tất cả các dòng văn hóa ngoại nhập vốn có lâu đời, trong đó có phật giáo, tiếp biến kết hợp với văn hóa dân tộc. Bài viết phân tích tư tưởng Phật giáo của vua Trần trong đường lối trị nước trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng Phật giáo trong đường lối trị nước của các vua TrầnTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, - KHẢO CỔLỊCH SỬ số 1(98) - 2016- DÂN TỘC HỌCTư tưởng Phật giáo trongđường lối trị nước của các vua TrầnNguyễn Thúy Thơm *Tóm tắt: Phật giáo dưới triều Trần kế thừa tinh hoa của Phật giáo thời Lý và trướcđó, được trọng dụng, tôn vinh và có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội.Các vua Trần đã khôn khéo biết tiếp thu tất cả các dòng văn hóa ngoại nhập vốn có lâuđời, trong đó có phật giáo, tiếp biến kết hợp với văn hóa dân tộc. Bài viết phân tích tưtưởng Phật giáo của vua Trần trong đường lối trị nước trên.Từ khóa: Vua Trần; Phật giáo; tư tưởng.1. Mở đầuTrong lịch sử dân tộc, triều Trần đượcđánh giá là vương triều phát triển rực rỡnhất trong các triều đại phong kiến ViệtNam. Đó là thời kỳ Phật giáo Thiền Tôngđược coi như Quốc giáo, trở thành bệ đỡ tưtưởng của các vua Trần trong đường lốilãnh đạo, đất nước. Giữa Phật giáo và triềuđình có sự gắn kết sâu rộng, tạo nên sứcmạnh giữ gìn, xây dựng và bảo vệ đất nước.Các vua Trần chủ trương nhập thế, tu và tụckhông tách rời nhau, thể hiện qua tư tưởng“Hòa quang đồng trần”, khuông phò dântộc, cứu nhân độ thế ngay tại trần gian. Đâycũng là thời kỳ Phật giáo hoà nhập sâu đậmvới nền văn hóa dân tộc; có ảnh hưởng sâurộng đến tín ngưỡng, phong tục tập quán,thế giới quan, nhân sinh quan của các tầnglớp nhân dân, đến tư tưởng trị nước, lậppháp, hành pháp, lối sống, nếp sống củatầng lớp vua quan triều đình. Nhờ thấmnhuần tư tưởng từ bi, bác ái, cứu nhân độthế, xá tội của Phật giáo, triều Trần cùngnhân dân đoàn kết một lòng xây dựng đấtnước vững mạnh.40Triều Trần đạt được nhiều chiến cônghiển hách, trong đó có ba lần đánh tanquân Nguyên - Mông (một đội quân xâmlược có tầm cỡ thế giới, chinh phục hầu hếtcác quốc gia hùng mạnh lúc bấy giờ,nhưng cả ba lần xâm lược đều thất bạithảm hại ở Việt Nam).(*)Bên cạnh đó, triềuTrần cũng đạt được những thành tựu kinhtế - xã hội quan trọng. Dưới thời Trần, đấtnước độc lập, nhà nước phong kiến đượccủng cố và đi vào ổn định. Phật giáo trởthành điểm tựa tinh thần cho việc quản lývà xây dựng đất nước. Mặc dù sùng đạoPhật, song các vua Trần không coi Phậtgiáo là hệ tư tưởng duy nhất để lãnh đạo,điều hành, quản lý đất nước. Các vua chủtrương xây dựng một nền văn hóa có sựdung hòa, cân bằng vị thế giữa ba tôn giáolớn trong xã hội bấy giờ là Nho, Phật vàĐạo. Điều này thể hiện qua các chính sáchcủa triều đình. Nhà vua vừa cho dựng(*)Thạc sĩ, Thích Minh Thịnh, Giáo hội Phật giáoViệt Nam. ĐT: 0904975877.Email: minhthinh1968@yahoo.com.Nguyễn Thúy Thơmchùa, lập các đạo cung, đạo quán, xây đền,miếu; vừa đặt giai phẩm cho tăng đạo, sắcphong cho các vị Nho thần; cho dựng VănMiếu và Quốc Tử Giám, mở khoa thi Nhohọc nhưng đồng thời mở cả khoa thi Tamgiáo dành cho quan lại chuyên trách việctôn giáo, tế lễ hoặc những người đứng đầucác đền miếu chùa chiền. Các vua Trầncũng xác định rõ tác dụng của từng hệ tưtưởng khi điều hành chính sự. Bài viết nàychỉ phân tích tư tưởng Phật giáo trongđường lối trị nước của các vua Trần xâydựng pháp luật; chăm lo đời sống của dân;giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội.2. Xây dựng luật phápTư tưởng về lập pháp và hành pháp củatriều đình tuy có sự thay đổi rõ rệt qua cáctriều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần nhưng đều cósự ảnh hưởng ngày càng tăng của Phật giáo.Dưới triều Đinh, Tiền Lê, luật pháp sử dụngnhững hình phạt mạnh, mang tính bạo lực,thể hiện trong các quy định như “người nàotrái phép sẽ bị chịu tội bỏ vạc dầu nấu haycho hổ ăn”. Dưới triều Lý, luật pháp lạichứa đựng tinh thần nhân ái, khoan dung,mang dấu ấn của tư tưởng từ bi, hỉ xả củađạo Phật. Đại Việt sử ký toàn thư chép:“Trước kia, trong nước việc kiện tụng phiềnnhiễu, quan giữ việc hình câu nệ luật văn,cốt làm khắc nghiệt, thậm chí bị oan uổng.Vua lấy làm thương xót sai trung thư sửađịnh luật lệnh châm trước cho thích dụngvới thời bây giờ, chia ra môn loại, biên ranhiều khoản làm sách hình luật của mộttriều đại”. Chính “lòng thương xót” của vuaLý đối với dân chúng đã chi phối nội dungluật pháp của nhà nước, lòng thương xót ấylà sự dung hợp giữa truyền thống của dântộc Việt Nam với tư tưởng nhân ái, cứukhổ, cứu nạn của đạo Phật. Đối với nhữngngười vi phạm các quy định của nhà nước,các vua Lý thường lấy lòng khoan dung màtha thứ. Năm 1028, Lý Thái Tông lên ngôiđã tha tội làm phản cho Đông ChinhVương, Dực Thánh Vương và Vũ ĐứcVương. Năm 1043, Nùng Trí Cao ở ChâuQuảng Nguyên làm phản, sau khi bắt đượcTrí Cao vua không những tha tội mà cònban cho đô ấn, phong làm Thái bảo và bancho mấy châu. Tư tưởng từ bi, bác ái, nhânđạo, cấm sát sinh, không chỉ thể hiện tronglập pháp, hành pháp mà còn thể hiện ởtrong việc xá tội cho phạm nhân, xá tô thuếlao dịch, chăm lo người già, trẻ em. Tưtưởng nhân đạo đó có nguồn gốc từ Phậtgiáo [1, tr.50 - 53].Trần Thái Tông, một ông vua từngxông pha trận mạc, luôn ghi nhớ lời củaQuốc sư ...

Tài liệu được xem nhiều: