Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 846.09 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần đây nhất là phê bình kí hiệu học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 13 TƯ TƯỞNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1986 Lê Huy Bắc1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần đây nhất là phê bình kí hiệu học. Mỗi hướng phê bình đều có mặt mạnh mặt yếu của nó và đã làm phong phú đời sống văn học Việt Nam. Từ khóa: Phê bình văn học, phê bình văn học sau Đổi mới, các khuynh hướng phê bình1. MỞ ĐẦU Sau Đổi mới 1986, đương nhiên tư tưởng phê bình văn học cũng đổi mới. Cùng với sựhội nhập kinh tế, văn hoá Việt Nam vào dòng chảy chung của thời đại, nền phê bình – líluận Việt Nam cũng chuyển đổi theo. Dễ nhận thấy là những tư tưởng phê bình văn họclớn của thế giới kể từ thời điểm đó đã được cập nhật không ngừng vào đời sống văn họcViệt. Trước đó, chúng ta đã có một truyền thống phê bình xã hội học với không ít thànhtựu. Cơ sở của phê bình này là những quy chiếu đến các vấn đề lịch sử, con người trongđời sống xã hội với một dụng ý giáo huấn rõ ràng. Cách phê bình này không có gì là sailạc, thậm chí nó có thể hiên ngang trong nhóm những tư tưởng phê bình – lí luận hàng đầucủa nhân loại từ cổ chí kim. Chỉ có điều là, sự vận dụng đôi lúc rơi vào cực đoan, biến nóthành xã hội học dung tục, quy chiếu một cách chủ quan và áp đặt mà không dựa trên bảnchất của văn chương là hư cấu và việc “giống” hay “khác” với thực tiễn thì đều cần phảixem xét cả khía cạnh thẩm mĩ hay “làm văn” của người sáng tác.1 Nhận bài ngày 25.03.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. Liên hệ tác giả: Lê Huy Bắc; Email: lehuybac@gmail.comTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 14 Phê bình xã hội học văn học vì thế luôn bổ ích cho mọi thời. Nói không quá, đây chínhlà trường phái nghiên cứu văn chương lâu đời và bền vững nhất trong tiến trình lí luậnnghệ thuật của nhân loại. Dẫu sao thì, càng phát triển, nhân loại cần phải có nhiều món ăntinh thần hơn nữa. Vấn đề đặt ra là con người không chỉ yêu cầu nhà văn sáng tác theonhiều cách mới để làm tăng thêm đời sống thẩm mỹ của tâm hồn, mà còn đặt cho các nhàphê bình nghệ thuật những khám phá từ các đối tượng sáng tác đó, chỉ ra cái hay cái đẹp đểcon người thưởng thức. Nhà phê bình, có lẽ trong những suy nghĩ cực đoan nhất của giớisáng tạo ngôn từ, đó là những kẻ “ăn theo”, những vật kí sinh không giá trị… Có thể hạthấp vai trò của phê bình bằng nhiều lời lẽ thảm hại hơn thế. Tuy nhiên, cần phải xem xétcho thấu đáo vấn đề.2. NỘI DUNG Đối với những nhà phê bình – lí luận tồi, thì đúng muôn đời họ chỉ là những kẻ ăn theonói leo thảm hại. Còn đối với những nhà phê bình có tầm tư tưởng lớn thì chính các nhàvăn lại phải “ăn theo” họ. Nhà văn có thể là nhà tư tưởng, và nhà tư tưởng có thể là nhàvăn. Đối với nhưng bộ óc trác tuyệt thì điều đó là miễn bàn, nhưng thông thường, nhà tưtưởng luôn là ngườidẫn dắt nhà văn. Vì mấy lí do sau: Nhà tư tưởng định hướng xã hội về các quan niệm lí tưởng, sống chết, hạnh phúc, tựdo, khổ đau hay bất hạnh… Từ đó tạo nên một môi trường sinh thái mà nhà văn tồn tạitrong đó với tư cách là một thành viên và lấy đó là chất liệu sáng tác. Văn chương khôngthể khởi sinh từ cao diệuhư vô hay một nơi chốn xa xôi nào đó nơi hiểu biết của con ngườihầu như là số không trước nó. Văn chương không khởi sinh từ đáy sâu địa ngục nơi cái xấucái ác chiếm lĩnh. Văn chương phải bắt đầu từ mặt đất, nơi con người đang tận hưởng mọihạnh phúc hay nỗi đau, nơi bất hạnh là động lực để con người vị tha hơn, để tranh đấu chomột môi sinh tốt đẹp hơn. Vì lẽ đó, hầu như mọi kiệt tác con người làm ra đều hướng đếnnỗi đau. “Đau” như là một bản thể của văn chương. Nhưng văn chương nói đau không đểcon người đau hơn mà cốt để con người hạnh phúc hơn và như thế biết đau cũng là hạnhphúc. Khi dửng dưng với nỗi đau, con người quay lại về với bản năng “loài” của mình. Nhưng để nhận thức, tái hiện và tiếp nhận được nỗi đau đó, thì đâu dễ, đặc biệt trongcái thời lí tính đã phát triển đến mức gần như là tuyệt đỉnh ngày nay. Nhà văn Việt Namtrước Đổi mới, viết về nỗi đau mất nước, nỗi đau chiến trận, nỗi đau của cộng đồng…Những nỗi đau đó được thể hiện rõ trên trang sách, và như thế văn chương đó trở thành vũkhí đánh thù. Sức mạnh của văn chương đã được ghi nhận. Sang đến cái thời không cònsúng đạn, nhà văn cần phải “nói” khác đi trong cách tái hiện đời sống của mình. Có haimảng sáng tác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng phê bình văn học Việt Nam sau 1986TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 13 TƯ TƯỞNG PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM SAU 1986 Lê Huy Bắc1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Sau Đổi mới 1986, tư tưởng phê bình văn học Việt Nam có nhiều thay đổi. Trí thức Việt hướng ra thế giới để học hỏi, tiếp thu và truyền bá các tư tưởng tích cực vào Việt Nam. Điển hình, có thể kể đến phê bình xã hội học, phê bình đối thoại, phê bình phân tâm học, phê bình hiện sinh, phê bình hậu hiện đại và gần đây nhất là phê bình kí hiệu học. Mỗi hướng phê bình đều có mặt mạnh mặt yếu của nó và đã làm phong phú đời sống văn học Việt Nam. Từ khóa: Phê bình văn học, phê bình văn học sau Đổi mới, các khuynh hướng phê bình1. MỞ ĐẦU Sau Đổi mới 1986, đương nhiên tư tưởng phê bình văn học cũng đổi mới. Cùng với sựhội nhập kinh tế, văn hoá Việt Nam vào dòng chảy chung của thời đại, nền phê bình – líluận Việt Nam cũng chuyển đổi theo. Dễ nhận thấy là những tư tưởng phê bình văn họclớn của thế giới kể từ thời điểm đó đã được cập nhật không ngừng vào đời sống văn họcViệt. Trước đó, chúng ta đã có một truyền thống phê bình xã hội học với không ít thànhtựu. Cơ sở của phê bình này là những quy chiếu đến các vấn đề lịch sử, con người trongđời sống xã hội với một dụng ý giáo huấn rõ ràng. Cách phê bình này không có gì là sailạc, thậm chí nó có thể hiên ngang trong nhóm những tư tưởng phê bình – lí luận hàng đầucủa nhân loại từ cổ chí kim. Chỉ có điều là, sự vận dụng đôi lúc rơi vào cực đoan, biến nóthành xã hội học dung tục, quy chiếu một cách chủ quan và áp đặt mà không dựa trên bảnchất của văn chương là hư cấu và việc “giống” hay “khác” với thực tiễn thì đều cần phảixem xét cả khía cạnh thẩm mĩ hay “làm văn” của người sáng tác.1 Nhận bài ngày 25.03.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 28.04.2016. Liên hệ tác giả: Lê Huy Bắc; Email: lehuybac@gmail.comTẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 3/2016 14 Phê bình xã hội học văn học vì thế luôn bổ ích cho mọi thời. Nói không quá, đây chínhlà trường phái nghiên cứu văn chương lâu đời và bền vững nhất trong tiến trình lí luậnnghệ thuật của nhân loại. Dẫu sao thì, càng phát triển, nhân loại cần phải có nhiều món ăntinh thần hơn nữa. Vấn đề đặt ra là con người không chỉ yêu cầu nhà văn sáng tác theonhiều cách mới để làm tăng thêm đời sống thẩm mỹ của tâm hồn, mà còn đặt cho các nhàphê bình nghệ thuật những khám phá từ các đối tượng sáng tác đó, chỉ ra cái hay cái đẹp đểcon người thưởng thức. Nhà phê bình, có lẽ trong những suy nghĩ cực đoan nhất của giớisáng tạo ngôn từ, đó là những kẻ “ăn theo”, những vật kí sinh không giá trị… Có thể hạthấp vai trò của phê bình bằng nhiều lời lẽ thảm hại hơn thế. Tuy nhiên, cần phải xem xétcho thấu đáo vấn đề.2. NỘI DUNG Đối với những nhà phê bình – lí luận tồi, thì đúng muôn đời họ chỉ là những kẻ ăn theonói leo thảm hại. Còn đối với những nhà phê bình có tầm tư tưởng lớn thì chính các nhàvăn lại phải “ăn theo” họ. Nhà văn có thể là nhà tư tưởng, và nhà tư tưởng có thể là nhàvăn. Đối với nhưng bộ óc trác tuyệt thì điều đó là miễn bàn, nhưng thông thường, nhà tưtưởng luôn là ngườidẫn dắt nhà văn. Vì mấy lí do sau: Nhà tư tưởng định hướng xã hội về các quan niệm lí tưởng, sống chết, hạnh phúc, tựdo, khổ đau hay bất hạnh… Từ đó tạo nên một môi trường sinh thái mà nhà văn tồn tạitrong đó với tư cách là một thành viên và lấy đó là chất liệu sáng tác. Văn chương khôngthể khởi sinh từ cao diệuhư vô hay một nơi chốn xa xôi nào đó nơi hiểu biết của con ngườihầu như là số không trước nó. Văn chương không khởi sinh từ đáy sâu địa ngục nơi cái xấucái ác chiếm lĩnh. Văn chương phải bắt đầu từ mặt đất, nơi con người đang tận hưởng mọihạnh phúc hay nỗi đau, nơi bất hạnh là động lực để con người vị tha hơn, để tranh đấu chomột môi sinh tốt đẹp hơn. Vì lẽ đó, hầu như mọi kiệt tác con người làm ra đều hướng đếnnỗi đau. “Đau” như là một bản thể của văn chương. Nhưng văn chương nói đau không đểcon người đau hơn mà cốt để con người hạnh phúc hơn và như thế biết đau cũng là hạnhphúc. Khi dửng dưng với nỗi đau, con người quay lại về với bản năng “loài” của mình. Nhưng để nhận thức, tái hiện và tiếp nhận được nỗi đau đó, thì đâu dễ, đặc biệt trongcái thời lí tính đã phát triển đến mức gần như là tuyệt đỉnh ngày nay. Nhà văn Việt Namtrước Đổi mới, viết về nỗi đau mất nước, nỗi đau chiến trận, nỗi đau của cộng đồng…Những nỗi đau đó được thể hiện rõ trên trang sách, và như thế văn chương đó trở thành vũkhí đánh thù. Sức mạnh của văn chương đã được ghi nhận. Sang đến cái thời không cònsúng đạn, nhà văn cần phải “nói” khác đi trong cách tái hiện đời sống của mình. Có haimảng sáng tác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tư tưởng phê bình văn học Văn học Việt Nam Phê bình văn học Phê bình văn học sau Đổi mới Phê bình xã hội họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 339 8 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 254 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 224 0 0 -
91 trang 180 0 0
-
Tìm hiểu các nhà văn hiện đại: Phê bình văn học (Quyển ba): Phần 1
190 trang 171 0 0 -
Chi tiết 'cái chết' trong tác phẩm của Nam Cao
9 trang 165 0 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ đầu thế kỉ XX đến 1945): Phần 2 (Tập 1)
94 trang 148 6 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức Quốc âm thi tập
67 trang 136 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp đại học ngành Ngữ văn: Đặc điểm truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu
85 trang 130 0 0