Danh mục

TƯ TƯỞNG TÀI MỆNH TRONG TRUYỆN KIỀU –phần 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.75 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những con sóng bạc trường giang lắng mình, trở về hội ngộ cõi uyên nguyên huyền ảo, cõi ban sơ hoa hạnh ngân dài. Không gian tĩnh lặng. Hết thảy mọi tinh thể lần lượt hiển hiện như tự thân ban đầu của nó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TƯ TƯỞNG TÀI MỆNH TRONG TRUYỆN KIỀU –phần 1 TƯ TƯỞNG TÀI MỆNH TRONGTRUYỆN KIỀU –phần 1Những con sóng bạc trường giang lắng mình, trở về hội ngộ cõiuyên nguyên huyền ảo, cõi ban sơ hoa hạnh ngân dài. Khônggian tĩnh lặng. Hết thảy mọi tinh thể lần lượt hiển hiện như tựthân ban đầu của nó. Những cánh nhạn vút qua rồi lặng lẽ.Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh. Nhạn quáhàn đàm, nhạn khứ nhi đàm vô ảnh hiện. Sự sống trở nên uyênmặc. Những tia nắng bừng lên, hội nhập từng hạt ánh sáng soichiếu vào vạn vật. Những chiếc lá với bao nét gân xanh; nhữngcánh chuồn mong manh rớt từng tia nắng, phô bày một mảnhthiên y tuyệt diễm. Cuộc đời không còn mờ ảo, bí hiểm dâu bểngút ngàn. Kiếp người hiện ra đích thực như thị. Ánh sáng nhânduyên trong suốt, soi qua mọi vật thể, rọi mọi nơi tuyệt mù sươngkhói mênh mang…Những vết hằn rõ nét trên đôi mắt chàng lãng tử, năm tháng bônba trong cuộc lữ duyên tình. Bao nhiêu sợ hãi, ước vọng về tìnhyêu, về cuộc sống hội tụ và trổi nên sức sống phiêu bồng trongdòng chảy mênh mang của kiếp người, trong cõi nhân gian hòaquyện cùng mưa nắng. Những sợi tơ trời lung linh huyền ảo thảmình, buông nắng. Con người cất lên tiếng nói chứa chan nỗiniềm dâu bể; một cung đàn phổ điệu tình ca phóng vút qua muônsông ngàn suối, vượt quán xá chiều hôm canh khuya gác trọ vớinhững bóng dáng mờ ảo ngút tận con đường nhận thức cuộcsống.“Vĩnh vi lãng đãng phong trần kháchNhật viễn gia hương vạn lý trình” [1]Con đường truy nguyên thực tại như áng tơ trời băng qua sa mạctrường ca hoang vu, cô tịch. Người lữ khách bước đi trên mặt đấtphất phơ tà áo, vươn tay níu bầu trời, uống giọt sương mờ ảo,thở hiu hắt từng ngụm khói đá xanh; lòng lắng lòng, từ trong sâuthẳm tiếng nói vọng về như bản hòa tấu dịu êm, du dương.Từ đó, bóng dáng con người đích thực hiển hiện rõ ràng như thịgiữa chiêm bao mộng mị. Con đường đã được khai quang thôngsuốt Tài – Mệnh – Nghiệp, giải tỏa khúc mắc đã bao năm giày vòtâm tư con người, dày đọa thể xác bé bỏng mong manh. Cánhcửa thời gian mở rộng đưa chúng ta về bầu trời phong kiến, mởra trước mắt hiện cảnh phong kiến điêu tàn, mục nát. Chính xãhội ấy mà tinh anh là con người với nhiều tâm hành ganh tỵ, ghenghét đã đày đọa, đun đẩy kiếp người hồng nhan đến vực thẳmlinh hồn. Tất cả chỉ vì sự tồn tại trong dòng chuyển dịch. Như mộtcổ xe sắp rã mục, nó cố gồng mình để dìm kiếp người tài hoa vàotuyệt lộ thâm u, rùng rợn.Chế độ phong kiến trên đà tan rã, nên không dung nỗi tài hoa.Không gian lồng lộng mà tài hoa không có điểm tựa để tồn tại.Tất cả đều do tâm hồn rộng lớn mà nhỏ bé của con người. NênĐỗ Thập Nương làm kỹ nữ, Thúy Kiều bán mình, Giả Bảo Ngọcphải uất hận; những người ấy, tình của họ đầy mức thông thườnghay cái tệ của lễ nghi cổ hủ, đành phải “khối tình ôm xuống tuyềnđài chưa tan”. Xã hội ấy không dung nổi hồng nhan; “hồng nhanbạc mệnh” đâu phải là một thành kiến để thở than, bốn chữ nàylà bản tổng kết kinh nghiệm ngàn năm sự đời dưới chế độ phongkiến. Do đó, một sợi dây vô hình vương dài ràng buộc nhữngngười “đồng hội đồng thuyền”, “nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ ”lại với nhau. Họ cảm thông nỗi niềm đau của nhau:“Son phấn có thần chôn vẫn hậnVăn chương không luỵ đốt còn vương” [2]Chế độ phong kiến rất sợ cái tài. Những người có tài khôngnhững bị vua bắt phục vụ cho mình mà đôi khi còn bị hại. Chonên, đến đời nhà Nguyễn có lệ thi không lấy Trạng Nguyên, nghĩalà đến một lúc nào đó cái tài không còn được thừa nhận. Ở đây,chúng ta chưa nói đến cái tài của Kiều, chỉ nói cái tình của Kiều,sức sống say mê sâu sắc ấy cũng đã là điều phiền toái cho trật tựxã hội. Với sức sống này, xã hội phong kiến như ở trên cái thếquân bình không vững vì có sẵn một lực công phá nội tại. Mộtđiều mà đạo đức phong kiến không thể chịu được là Kiều dámyêu trước khi được uy quyền xã hội cho phép. Mê Kiều như ChuMạnh Trinh, phải thốt lên: “Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thềthốt đã nhiều, trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi” [3] Tài màkhông được gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Trong trời đất đãcó người tài tình tuyệt thế tất thế nào cũng có sự khám kha bấtbình. “Thiên địa gian hữu tuyệt thế tài tình, diệc bất năng vô khảmkha bất bình sự” .[4]Trong Truyện Kiều mâu thuẫn giữa Tài và Mệnh tập trung ở nàngKiều - con người và số phận. Tài là tài năng và nhan sắc; là tình,là đức hạnh; là những gì tốt đẹp nhất của con người. Có thể nói,Tài là bản chất của con người luôn vươn đến Chân - Thiện – Mỹ.Tài là một gía trị thực tại; do đó nó thể hiện trong con người Kiềunhư một nội dung hình tượng. Và cũng có thể, tài ở đây chưa hẳnlà tài năng, nghĩa là chỉ một khả năng đột xuất phi thường củacon người có thể chế ngự được thiên nhiên hay tác động đếnnhững quy luật của xã hội. Nếu quan niệm như thế, chỉ có Từ Hảimới xứng đáng được gọi là có tài. Như vậy cái chết của Từ Hảimới là tài mệnh tương đố. ...

Tài liệu được xem nhiều: