Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Phần 1 Tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Phần 1 Trên cơ sở phân tích sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷXX, tác giả đưa một số nhận xét cơ bản sau: thứ nhất, tư tưởng triết học Việt Namđầu thế kỷ XX chịu sự quyết định của những điều kiện vật chất xã hội mang tính lịchsử - cụ thể, thứ hai, sự tiếp nhận triết học Lênin có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thứba, sự phát triển tư tưởng triết học dân tộc giai đoạn này là một quá trình tiếp biếnbiện chứng, thứ tư, nội dung chủ đạo của tư tưởng triết học Việt Nam đầu thế kỷ XXlà vấn đề độc lập dân tộc và dân chủ xã hội, thứ năm, hình thái biểu hiện nó mangtính tổng hợp. Xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Từ chỗ là quốcgia phong kiến tự chủ, Việt Nam lúc này trở thành một nước thuộc địa, nửa phong kiến.Hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội tồn tại gắn liền với nhau: mâu thuẫn giữa nhân dânViệt Nam, chủ yếu là nông dân, với giai cấp phong kiến bản địa, mâu thuẫn giữa toàndân Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược, thống trị. Mặt khác, sự hiện diệncủa truyền thống tư tưởng, văn hoá dân tộc, trong đó nổi bật là tinh thần nhân ái, ý thứcđộc lập, tự cường và tình cảm cố kết cộng đồng, giữ vai trò quy định trực tiếp mọi quanhệ xã hội. Đồng thời, sự tiếp nhận một cách sáng tạo những tinh hoa văn hoá phươngĐông và văn minh phương Tây được xem như một nhân tố cần thiết để phát triển đờisống tư tưởng của dân tộc. Vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước, cùng với ảnhhưởng vang dội của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại, sự truyền bá chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trên mặt trận đấu tranh chính trị giànhđộc lập dân tộc và dân chủ xã hội có ý nghĩa đặc biệt to lớn, tạo ra bước nhảy về chất,đem lại chiếc cẩm nang thần kỳ cho cách mạng Việt Nam. Cũng cần lưu ý rằng, conngười đất Việt là con người có nhân cách đặc sắc: tồn tại trong thực tiễn, coi trọng thiếtthực, hữu ích, sống theo chuẩn mực đạo đức Thật - Tất - Đẹp, lập thân bằng tự lực, kiêntrì, dũng cảm, trí tuệ, sáng tạo, tôn vinh học vấn, triết lý và hiền tài. Đức tính cao cảnhất, thiêng liêng nhất của con người Việt Nam là quên mình vì nước, vì dân theo tinhthần của chủ nghĩa yêu nước mang tính nhân văn. Tất cả những điểm nêu trên chính là nền tảng và nguồn sức sống để triết lý - triếthọc Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX xuất hiện và phát triển. Như trên đã nói, sự biến đổi của đời sống hiện thực đã tạo nên sự biến chuyển củabức tranh triết lý - triết học dân tộc trong suốt nửa đầu thế kỷ vừa qua. Sự biến chuyểnnày diễn ra qua hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn triết học của phong trào Duy tân (1905 -1924) vả giai đoạn triết học của phong trào mácxít (1925 - 1945). Ở giai đoạn thứ nhất,tư tưởng triết học tư sản dân chủ tạo nên khuôn mặt mới của tư tưởng dân tộc. Còn ởgiai đoạn thứ hai, tư tưởng triết học Mác - Lênin là ngọn cờ và cốt lõi của ý thức dân tộcvà cách mạng. Trong cả hai giai đoạn trên, triết học Nho giáo, Phật giáovà Thiên Chúa giáo (Công giáo) vẫn tồn tại và ít nhiều chịu ảnh hưởng, tác động của tưtưởng triết học chủ yếu thuộc từng giai đoạn. Có thể thấy rằng, việc chuyển đổi trên đây,một mặt, là do những điều kiện vật chất và văn hóa của hiện thực xã hội, mặt khác,không thể không tính đến nhân tố tiếp nhận hệ tư tưởng triết học từ phương Tây, NhậtBản và chủ nghĩa Mác - Lênin được Nguyễn Ái Quốc truyền về nước. Đồng thời, sựchuyển đổi tư tưởng triết học từ dân chủ tư sản sang tư tưởng triết học mácxít đã diễn ramột cách lịch sử - tự nhiên. Rõ ràng là, khi chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Nguyễnái Quốc xuất hiện và được truyền bá ở nước ta thì ngay lập tức, nhiều phong trào tổ chứcyêu nước đã tự giác tiếp nhận, những tư tưởng đó như là con đường đúng đắn nhất, triệtđể nhất để giải phóng dân tộc, giải phóng người dân nô lệ, đem lại độc lập cho dân tộcvà tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Không ít nhà tư tưởng dân tộc ở giai đoạn trước đãchuyển sang thừa nhận tu tưởng cộng sản và, bằng cách này hay cách khác, đã tham giavào việc phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc. Trong lịch sử pháttriển tư tưởng, triết lý của dân tộc, sự dung hợp các xu hướng tư tưởng khác nhau vừabảo đảm cho sự phong phú những giá trị chung của ý thức dân tộc, vừa làm cho mỗi xuhướng trở nên đặc sắc hơn trong tính riêng biệt, độc đáo của mình trên cái nền của sựphát triển toàn xã hội, toàn dân tộc. Về mặt nội đung, tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX dường như chỉtạp trung vào những vấn đề thuộc triết học xã hội, hay là những vấn đề thuộc dân tộc,dân chủ, dân sinh nếu xét ở góc độ chính trị - xã hội. Đương nhiên, do xuất phát từnhững lập trường triết học khác nhau, các xu hướng tư tưởng triết học đã giải quyếtnhững vấn đề trên theo các quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Phong trào Duy tân với nhữn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tư tưởng triết học chủ nghĩa maclenin tài liệu triết học phạm trù triết học vai trò của triết họcTài liệu cùng danh mục:
-
Tài liệu thi Lịch sử Đảng - Trung cấp lý luận chính trị
25 trang 511 13 0 -
40 trang 428 0 0
-
Giáo trình Tôn giáo học (In lần thứ sáu): Phần 2
170 trang 396 0 0 -
Lịch sử thăng trầm 120 năm của chủ nghĩa tư bản (1900-2020): Phần 1
261 trang 352 8 0 -
Vận dụng phạm trù thiện ác vào quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
6 trang 334 1 0 -
14 trang 302 3 0
-
Giáo trình Triết học Mác - Lênin – GS.TS. Phạm Văn Đức
270 trang 300 1 0 -
6 trang 280 0 0
-
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (2019)
144 trang 269 7 0 -
Triết học giáo dục của Karl Jaspers
12 trang 263 0 0
Tài liệu mới:
-
124 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Kiến trúc trống tầng trệt trong khu đô thị mới
154 trang 0 0 0 -
118 trang 0 0 0
-
113 trang 0 0 0
-
107 trang 0 0 0
-
108 trang 0 0 0
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn GDCD năm 2018 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 421
5 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 322
4 trang 0 0 0 -
Đề tập huấn thi THPT Quốc gia môn tiếng Anh năm 2019 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh - Mã đề 315
4 trang 0 0 0