Danh mục

Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng - 1

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 228.65 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng 1PGS.TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Tự sự học là lĩnh vực tri thức liên ngành, nghiên cứu về một trong những phương thức căn bản kiến tạo lại bức tranh thế giới sự kiện khúc xạ vào hình dung của con người, hình thành ý nghĩa của nó trong quá trình truyền đạt, giao tiếp. Tự sự học hiểu theo nghĩa rộng như vậy có nguồn gốc và quá trình phát triển lâu đời bắt rễ từ lịch sử nghiên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng - 1 Tư tưởng tự sự học Nga: lịch sử và triển vọng 1 PGS.TS. Đỗ Hải Phong Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Tự sự học là lĩnh vực tri thức liên ngành, nghiên cứu về một trong những phươngthức căn bản kiến tạo lại bức tranh thế giới sự kiện khúc xạ vào hình dung của conngười, hình thành ý nghĩa của nó trong quá trình truyền đạt, giao tiếp. Tự sự học hiểutheo nghĩa rộng như vậy có nguồn gốc và quá trình phát triển lâu đời bắt rễ từ lịch sửnghiên cứu văn hoá của nhân loại từ thời Cổ đại. Theo một nghĩa hẹp hơn, tự sự họcnhư một hệ thống học vấn chặt chẽ như một khoa học lại được hình thành chỉ từ đầuthế kỷ XX và chỉ thực sự định hình từ những năm 1960-1970. Bắt nguồn từ lý thuyếttrần thuật của một số nhà nghiên cứu phương Tây (Đức, Anh) đầu thế kỷ XX, tự sự họcnhư một khoa học được hình thành dưới ảnh hưởng tư tưởng sâu đậm của nhiều học giảngữ văn Nga từ những năm 1910-1920 cho đến nửa sau thế kỷ. Có thể nói, một trongnhững cái nôi của ngành khoa học vừa lâu đời vừa non trẻ, có sức sống mạnh mẽ trongthời hiện đại này, được thừa nhận là nước Nga.Wolf Schmid, một trong những đại diện tiêu biểu của tự sự học đương đại, trong cuốnsách Tự sự học (2003) khẳng định: “Những phạm trù của tự sự học hiện đại được hìnhthành dưới ảnh hưởng quan trọng của những nhà lý thuyết và trường phái nghiên cứuNga, cụ thể là những người đại diện cho chủ nghĩa hình thức Nga (V. Shklovsky, B.Tomashevsky), những học giả của những năm 1920 như V. Propp, M. Bakhtin, V.Voloshinov, và cả những nhà lý thuyết thuộc trường phái Tartus-Moskva (Iu. Lotman,B. Uspensky)”(1). Danh sách các học giả Nga và các trường phái góp phần hình thành lýthuyết tự sự còn cần phải được bổ khuyết, nhưng vai trò khơi nguồn của tư tưởng tự sựhọc Nga là không thể phủ nhận. Hướng vận động của những tư tưởng này không chỉtạo tiền đề và tác động đến sự phát triển của tự sự học thế giới nói chung, mà còn gópphần xác định con đường phát triển của tự sự học Nga bước sang thế kỷ XXI.Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu lý thuyết tự sự của các trường phái và các họcgiả chủ chốt trong lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng tự sự học Nga khôngphải chỉ để khẳng định ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng này, mà còn mong muốnxác lập triển vọng của tự sự học Nga trong bối cảnh hội nhập với văn hóa thế giới.I. Lý thuyết tự sự của “Trường phái hình thức Nga”, V. Propp và O. Freidenberg1. “Trường phái hình thức Nga” là khuynh hướng nổi bật nhất trong giới nghiên cứungữ văn Nga những năm 1910-1920. Trường phái này ra đời như một sự phản ứng đốivới cách tiếp cận cảm tính thiên về triết học, văn hoá, xã hội học lịch sử trong nghiêncứu văn học cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh lí luận văn học thiếuvắng công cụ phân tích văn bản dẫn đến việc bỏ qua, hoặc tách biệt những yếu tố hìnhthức ra khỏi nội dung văn bản, sự phát triển của ngôn ngữ học thôi thúc ý thức xác lậpnghiên cứu văn học như một khoa học chính xác trong đó mối quan hệ giữa thực tại vàvăn bản, giữa hình thức và nội dung văn chương, giữa cách tiếp cận lịch đại và đồngđại đòi hỏi phải được xem xét lại.Trong bối cảnh những năm 1910-1920, “phương pháp hình thức” không chỉ ngự trịtrong “Trường phái hình thức” (V. Shklovsky, B. Tomashevsky, B. Eikhenbaum, Iu.Tưnianov, O. Brik, A. Veksler, A. Slonimsky, L. Iakubinsky), mà còn ảnh hưởng lớnđến nhiều nhà khoa học không hoàn toàn thuộc về trường phái này (V. Zhirmunsky, M.Petrovsky, B. Iarkho, V. Ghippius, V. Vinogradov, G. Vinokur, I. Gruzdev, G. Shpet,L. Vưgotsky...).Trong lĩnh vực tự sự học, các nhà hình thức chủ nghĩa Nga và những học giả gần gũivới trường phái này đặc biệt quan tâm đến vấn đề kết cấu truyện kể và tổ chức ngôn từ,tức là những vấn đề nội tại trong cấu trúc tự sự văn học nghệ thuật và folklore.Phản bác lại quan niệm truyền thống về “sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thứcnghệ thuật” như những thành tố tách biệt, các nhà hình thức chủ nghĩa Nga nhấn mạnhsự thống nhất (thậm chí là đồng nhất) nội dung và hình thức trong một chỉnh thể khôngthể tách biệt. Trong tiểu luận Lý thuyết của “Phương pháp hình thức” (1925), sau khiphân tích những ý tưởng của V. Shklovsky trong bài viết Sự phục sinh của ngôn từ(1914), B. Eikhenbaum khẳng định: “Khái niệm “hình thức” hiển hiện trong nghĩa mới– nó không phải là cái vỏ ngoài mà là toàn vẹn, như một thực thể động, tự nó đã mangtính nội dung”. Trong cuộc “Tọa đàm về phương pháp hình thức tại Hội triết học tự doPetrograd” (10/12/1922), phản bác lại cách tiếp cận tượng trưng chủ nghĩa trongnghiên cứu văn học, Eikhenbaum tuyên bố: “Trong nghệ thuật không có sự hài hòa đơngiản giữa các thành tố đồng thuận, tác phẩm nghệ thuật - đó là một sự đồng bộ phứctạp. Nó bao giờ cũng là kết quả của cuộc tranh đấu giữa ...

Tài liệu được xem nhiều: