Để nối tiếp phần 1, phần 2 của ebook với các bài học: từ điển Đại Nam Quấc Âm tự vị của Huỳnh Tịnh của; từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng của Nguyễn Văn Đạm; mở rộng vốn từ vựng; từ địa phương tiếng Việt; vốn từ tiếng Việt ngày một thêm phong phú; vẻ đẹp của thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh. Mời các bạn cùng tham khảo ebook "Tiếng Việt 7 – Từ và từ vựng" để nắm chi tiết nội dung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ và từ vựng lớp 7: Phần 2 BÀI 6 TỪ HÁN–VIỆT TỪ ĐIỂN CỦA ĐÀO DUY ANH ĐẾN HÁN–VIỆT TỰ ĐIỂN CỦA THIỀU CHỬU NGUYỄN HỮU KHA Hướng dẫn học Tại sao sau khi học về từ điển tiếng Việt, các bạn cần học về từ điển Hán–Việt? Tại vì trong kho tàng từ ngữ tiếng Việt (từ vựng tiếng Việt) có cả từ thuầnViệt và từ Hán–Việt. Các bạn muốn thực sự am tường tiếng Việt thì cần biết cảhai hình thức từ ngữ đó. Đặc biệt, từ Hán–Việt có mặt khắp nơi, thậm chí ngay trong một lá thưbình thường viết cho bạn bè, ta cũng vẫn bắt gặp trong thư nhiều từ Hán–Việt. Chúng ta làm trong sáng tiếng Việt không phải bằng cách chỉ dùng toàntừ thuần Việt. Phải am tường và có năng lực hành dụng cả từ thuần Việt và từHán–Việt thì mới có thể làm trong sáng tiếng Việt – nghĩa là làm trong sángcách diễn đạt ngôn ngữ ấy. Từ Hán–Việt ra đời như thế nào? Nhà nghiên cứu Hán ngữ Nguyễn Hải Hoành lý giải như sau: Từ thời kỳ đầu Bắc thuộc, tức khoảng thế kỷ 2–1 trCN, tổ tiên ta học chữ Hánnhưng phát âm theo tiếng Việt, chứ không đọc lên bằng âm tiếng Hán. Chữ Hánđọc theo cách này được gọi là chữ Hán–Việt, dân ta quen gọi là chữ Nho. Như vậychữ Nho hoặc chữ Hán–Việt là chữ Hán đã được Việt Nam hóa phần ngữ âm. Nóhoàn toàn giống chữ Hán về mặt chữ, nghĩa chữ và cách dùng, chỉ khác về âm đọc. Ở trường phổ thông, chúng ta không học để trở thành những nhà Hán ngữhọc. Chúng ta cần học để hiểu những nguyên lý dắt dẫn chúng ta dùng đúng vàdùng hay các loại từ ngữ cả thuần Việt cũng như Hán–Việt. Bài học này giúp các bạn hiểu về hai cuốn từ điển Hán–Việt mẫu mực đầutiên của nước ta, hai bộ sách công cụ của học sinh Việt Nam – trong đó rất cóthể có những nhà ngôn ngữ học tương lai. Nào, mời các bạn cùng học.72 Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại http://www.canhbuom.edu.vn/sachmo 1. Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh Bộ Hán–Việt từ điển của Đào Duy Anh dày1.200 trang gồm hai tập thượng (592 trang), hạ(605 trang) được biên soạn xong khoảng năm1931 và xuất bản lần đầu tiên năm 1932. Côngviệc in ấn được thực hiện do nhà in báo TiếngDân (in quyển thượng) và nhà in Lê Văn Tân (inquyển hạ). Tên đầy đủ của sách được ghi nơi trang bìagiả: Giản yếu Hán–Việt từ điển gồm 5.000 đơn tự và Đào Duy Anh (1904–1988)40.000 từ ngữ. Ngoài tên soạn giả Đào Duy Anhcòn có ghi thêm hai người tham gia hiệu đính là Hãn Mạn Tử (tức cụ Phan BộiChâu) và Giao Tiều (tức ông Lâm Mậu). Mặc dù trước kia đã xuất hiện vài ba tập sách cùng loại, nhưng phải tớibộ Hán–Việt từ điển này của Đào Duy Anh thì quá trình biên soạn từ điển Hán–Việt của nước ta mới được xác lập một cách rõ ràng và vững chắc. Sở dĩ như thếvì bộ từ điển này biên soạn có phương pháp, quy củ hơn hẳn so với vài côngtrình tiên phong đi trước, và ngay từ khi phát hành nó đã được các giới độc giảvui mừng đón nhận và sử dụng kéo dài trong suốt mấy mươi năm, thậm chí 73 Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại http://www.canhbuom.edu.vn/sachmotrong những năm gần đây vẫn là tài liệu tham khảo bổ ích, được nhiều nhàxuất bản in đi in lại nhiều lần. Học giả Đào Duy Anh (1904–1988), lúc còn trẻ là một nhà hoạt động chínhtrị yêu nước chống Pháp, còn có biệt hiệu Vệ Thạch, nguyên quán ở huyệnThanh Oai tỉnh Hà Đông (Hà Nội bây giờ), đến đời ông nội thì dời vào định cưở Thanh Hóa. Năm 1910, bắt đầu học chữ Hán. Năm 1923, tốt nghiệp Thànhchung tại Trường Quốc học Huế, ra dạy học, sau lần lượt tham gia sáng lập báoTiếng dân (1926), Đảng Tân Việt (1927), rồi Quan Hải tùng thư (1928), cơ quanxuất bản của Đảng Tân Việt do ông phụ trách chức Bí thư. Năm 1929 bị Phápbắt, đến cuối năm 1930 mới được thả ra, từ đó bỏ hoạt động chính trị chuyểnhẳn sang hoạt động văn hóa nhưng cũng với đường lối tiến bộ đã từng theođuổi, bắt đầu biên soạn Hán–Việt từ điển với sự trợ giúp đắc lực của người vợ làbà Trần Thị Như Mân. Sau đó, ông còn biên soạn thêm Pháp–Việt từ điển (1936)rồi liên tục cho đến lúc cuối đời cho ra hàng chục công trình nghiên cứu có giátrị khác về văn học, sử học, ngôn ngữ... Theo sự kể lại của chính soạn giả trong tập Hồi ký Đào Duy Anh (Nhớ nghĩchiều hôm) (NXB Trẻ, Tái bản có sửa chữa, năm 2000) thì vào đầu những năm30, tiếng Việt đã được phổ biến trên các sách vở báo chí, hoàn toàn thay thếcho Hán tự, do đó lớp thanh niên được đào tạo ở các trường bảo hộ lúc đó hầuhết đều bị cắt rời khỏi cái nền Hán học, bị “mất gốc”, nên trong lĩnh vực khoahọc xã hội, nhiều người chỉ biết diễn đạt những khái niệm mới bằng tiếng Phápnhưng lại rất lúng lúng khi sử dụng tiếng mẹ đẻ vốn dĩ chứa đựng rất nhiềuyếu tố Hán–Việt trong đó. “Ý định biên soạn sách Hán–Việt từ điển của tôi nảy sinh từ đó. Dự kiến này càng được củng cố thêm bằng những ý kiến đề xuất của vợ tôi ...