Danh mục

Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez 2

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 137.19 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez 2Phản ứng của Mỹ, Anh, Pháp Nasser tỏ ra biết điều lắm. Như ở chương V chúng tôi đã nói, năm 1888 Ai Cập không được mời ký hiệp ước về sự lưu thông tự do trên kênh vì không có chủ quyền mà cũng không còn giữ một cổ phần nào trong công ty (bán hết cho Anh rồi), vậy ông không bắt buộc phải thi hành hiệp ước. Mặc dầu vậy ông vẫn cam đoan giữ đúng hiệp ước, không ngăn cản sự lưu thông trên kênh....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez 2 Từ vụ quốc hữu hóa kênh Suez tới chiến tranh Suez 2Phản ứng của Mỹ, Anh, Pháp Nasser tỏ ra biết điều lắm. Như ở chương V chúng tôi đã nói, năm 1888 Ai Cậpkhông được mời ký hiệp ước về sự lưu thông tự do trên kênh vì không có chủquyền mà cũng không còn giữ một cổ phần nào trong công ty (bán hết cho Anhrồi), vậy ông không bắt buộc phải thi hành hiệp ước. Mặc dầu vậy ông vẫn camđoan giữ đúng hiệp ước, không ngăn cản sự lưu thông trên kênh. Người ta chỉ cóthể trách ông rằng đã quốc hữu hóa sớm 12 năm (tới 1968 mới hết hạn), nhưngông chịu nhận bồi thường cho các nước có cổ phần, lại lưu dụng tất cả các nhânviên của công ti. Như vậy Tây phương viện cớ gì mà gây chiến với ông được? Đối với Anh, kênh Suez không còn quan trọng về phương diện chính trị như hồitrước nữa vì Ấn Độ, Miến Điện đã độc lập; về phương diện kinh tế, nó vẫn có lợilớn cho Anh vì già nửa số dầu lửa Anh phải nhập cảng đều qua kênh. Vì VậyEden[38] mạt sát thậm tệ Nasser, bảo vụ đó là một vụ khiêu khích Tây phương,một vụ ăn cướp và đánh điện cho Eisenhower, nhất định đòi dùng sức mạnh để hạNasser. Ông ta tin rằng Nasser sẽ thảm bại như Mossadegh năm 1951, sẽ bị lật đổ, chưabiết chừng mất mạng nữa. Nhưng lần này Anh tính lầm. Mossadegh thua vì dầu lửa lúc đó sản xuất dưdùng, công ty Anh có ngưng hoạt động thì hại cho Iran nhiều hơn cho Anh, Anhcó thể tăng sức sản xuất ở Iraq, Koweit mà bù vào. Lẽ thứ nhì: công việc khai thácdầu lửa cần nhiều nhà chuyên môn hơn là công việc khai thác kênh Suez: các hoatiêu Ai Cập tận lực làm việc, lại được các hoa tiêu Đức, Hy Lạp, Ấn Độ tiếp sức,nên việc lưu thông trên kênh được tiếp tục điều hòa. Lẽ thứ ba: vụ quốc hữu hóamỏ dầu ở Iran chỉ là việc riêng của Anh và Iran; vụ kênh Suez này liên quan tớimọi quốc gia, và thế giới thấy không có lí gì bênh vực Anh khi sự lưu thông trênkênh không bị gián đoạn. Đặc biệt là các quốc gia Ả Rập đều đứng về phe Nasser,chỉ trừ có Iraq vì Iraq là tay sai của Anh. Nouri Said thúc Eden: Đập Nasser đi,đập hắn cho mạnh đi. Iraq sẽ không bênh hắn đâu. Pháp không có quyền gì nhiều ở Tây Á, không bị thiệt thòi nhưng Guy Molletvà Pigneau[39] ghét Ai Cập vì Ai Cập giúp nghĩa quân Algeri, nên muốn lật đổNasser để Algeri coi đó làm gương mà chịu đầu hàng. Cuộc khởi nghĩa của Algeri lúc đó đương mạnh. Thấy Pháp thua nhục nhã ởĐiện Biên Phủ, mặt trận Giải phóng quốc gia của Algeri hứng chí, bắt đầu tấncông Pháp ngày mùng một tháng 11 năm 1954, và đài phát thanh Le Caire báo tinđó mấy giờ trước khi biến cố xảy ra, làm cho Pháp tím gan. Algeri đòi độc lậphoàn toàn, cam đoan tôn trọng quyền lợi kinh tế, văn hóa của Pháp, nhưng Pháp cómột triệu thực dân đã mấy đời lập nghiệp ở Algeri, của cải, đất đai rất nhiều, nênPháp không chịu nhả. Phản ứng của Pháp rất mạnh. Mendès France(l) có thái độsáng suốt trong hiệp định Genève ký với Việt Nam mà cũng cương quyết dùng vũlực, bảo: Algeri là Pháp. Pháp phản ứng càng mạnh thì nghĩa quân Algeri chiếnđấu càng hăng, được Tunisi và Ai Cập giúp đỡ về tinh thần nhiều hơn và về khígiới. Năm 1956 Guy Mollet làm Thủ tướng, cuộc chiến đấu còn quyết liệt hơn nữa.Ngày nào đài Le Caire cũng hô hào ủng hộ nghĩa quân. Tại Alger, xảy ra những vụkhủng bố liên miên. Tunisi và Ai Cập huấn luyện nghĩa quân cho Algeri. Vậy Anh thù Nasser vì mất ăn, Pháp thù Nasser vì Nasser ủng hộ Algeri. Cả haihùa nhau đả đảo Nasser và âm mưu với nhau để tấn công Ai Cập, kéo Dulles (Mỹ)về với mình. Họ dọa già dọa non Ai Cập, Dulles còn vuốt ve Ai Cập nữa (hứa sẽgiúp tiền xây đập Assouan), đều vô hiệu. Dulles, chẳng hỏi ý kiến của cộng sự viên, thảo một chương trình thành lậpHội các quốc gia dùng kênh Suez, đề nghị các nước hội viên dùng ngay hoa tiêucủa mình xông bừa vào kênh, và đóng thuế cho hội, chẳng coi Nasser vào đâu cả;nếu phí tổn chở chuyên có tăng thì Mỹ sẽ bù cho. Mỹ giàu mà! Eden nghe bùi tai,tuyên bố chương trình đó trước quốc hội. Một dân biểu hỏi: - Thế Ai Cập ngăn cản thì các nước hội viên tính sao? - Sẽ dùng mọi biện pháp cần thiết. - Nghĩa là ông muốn gây chiến hả? Eden ấp úng: -Tôi đâu có nói là gây chiến. Tôi nói là dùng tất cả các biện pháp. - Những biện pháp nào, ông kể ra coi. - Hoặc nhờ Liên hiệp Quốc can thiệp, hoặc dùng một biện pháp khác. Cả phe đối lập đập bàn la ó. Eden lủi thủi bước ra. Tại Washington, quốc hội cũng bất bình, cật vấn Dulles. Dulles chối dài. - Đế bảo vệ quyền lợi của mình, Anh có quyền làm gì thì làm, nhưng tôi khôngtin rằng ông Eden lại dùng đến đại bác để xung phong vào kênh. - Nhưng nếu Anh gây chiến thì Mỹ có bênh vực Anh không? - Nếu bênh vực có nghĩa là tấn công Ai Cập thì không. Tổng thống đã tỏ rõ tháiđộ: Mỹ không gây chiến. Hội các quốc gia dùng kênh Suez chết trong bào thai,nhưng Anh, Pháp đã kéo dài được ba tháng. Âm mưu Israel, Pháp, Mỹ Cuối tháng chín (1956); Anh, Pháp đưa vấn đề ra Hội Đồng Bảo An Liên hiệpQuốc để kéo dài thêm thì giờ chuẩn bị một âm mưu. Ai Cập lại tỏ ra rất biết điều,chấp nhận tất cả các đề nghị của Anh, Pháp miễn là giữ được chủ quyền trên kênh.Ông Tổng thư ký Hammarskjoeld làm trung gian, hòa giải đã gần xong thì bỗng cótin động trời: hồi 17 giờ ngày 29-10, một đội quân nhảy dù Do Thái đáp xuốngtrung tâm bán đảo Sinai của Ai Cập, rồi chiến xa túa vào Kuntilla. Cả thế giới ngơngác không hiểu gì cả. Do Thái thừa lúc Ai Cập mắc lo vụ Suez mà đâm lén vàolưng à? Sao mà dã man như vậy? Rồi lại có tin đúng hôm đó, Mollet (Pháp) vàEden (Anh) gửi tối hậu thư cho Ai Cập và Israel, buộc phải rút lui về 16 cây sốcách hai bờ kênh Suez để cho liên quân Anh, Pháp tới đóng từ Port Said tới Suezhầu bảo vệ sự tự do lưu thông trên kênh. Can thiệp cái gì kỳ cục vậy? Ai Cập bịđâm lén thì phải rút lui, còn Israel là kẻ xâm lăng thì được phép tiến tới cách bờkênh 16 cây số, nghĩa là được phép chiếm hết bán đảo Sinai. Trong lịch sử nhânloạ ...

Tài liệu được xem nhiều: