Người Hà Nội vốn nổi tiếng sành ăn, sành mặc, Hà Nội là nơi chắt lọc những tinh hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Nét đẹp của Hà Nội thể hiện ngay cả trong tục dùng trầu - một phong tục mà theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương dựng nước (qua sự tích Trầu Cau mà người Việt Nam hầu như ai cũng biết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
TỤC ĂN TRẦU CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
Đây là một nét đẹp văn hoá của dân tộc, được dùng trong những ngày lễ, Tết
hoặc trong những dịp lễ ăn hỏi, cưới xin của mỗi người dân Việt Nam ....
Người Hà Nội vốn nổi tiếng sành ăn, sành mặc, Hà Nội là nơi chắt lọc những tinh
hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Nét đẹp của Hà Nội thể
hiện ngay cả trong tục dùng trầu - một phong tục mà theo truyền thuyết có từ thời
Hùng Vương dựng nước (qua sự tích Trầu Cau mà người Việt Nam hầu như ai cũng
biết.
Trước kia, người Hà Nội từ 13 tuổi trở lên là biết ăn trầu. Theo sứ giả nhà Nguyên
vào đời Trần, ở Thăng Long, 61 phố phường đều trồng rất nhiều cau và trầu không.
Người Hà Nội trước đây có câu:
Mua vôi chợ Quán, chợ cầu
Mua cau Nam Phố, mua trầu chợ Dinh
Chợ Cầu, chợ Quán là các chợ lẻ, chợ phụ dọc đường, Nam Phố là tên cũ của phố
Hàng Bè bây giờ, nơi xưa bán rất nhiều cau tươi, cau khô. Chợ Dinh gần dinh quan
phủ Phụng Thiên (quãng phố Phủ Doãn và Ngõ Huyện bây giờ). Ngày nay, người Hà
Nội ít ăn trầu hơn trước nên không còn những phố bán trầu mà tập trung phần lớn ở
những chợ một số ít được đem bán rong. Người Hà Nội rất công phu trong cách chọn
trầu. Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt (nửa màu, nửa
hạt). Người sành ăn thường kén mua cau Đông ở tỉnh Hải Hưng (cũ). Từ tháng 8 có
thêm cau miền Nam nhưng người ta ít ăn vì loại cau này nhiều hạt không ngon. Mua
trầu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Ngày trước có trầu không làng Chả
ngon nổi tiếng vì lá nhỏ, vừa thơm vừa cay, để có được lá trầu như vậy người làng
Chả ngày đó trồng trầu cũng rất công phu, dàn trầu không phải được trồng trên đất
trồng gừng. Ngày nay người Hà Nội ăn trầu Hưng Yên, vào dịp lễ hỏi người ta mua
trầu Tây Sơn vì lá to đẹp. Người sành ăn trầu chọn vôi xứ Đoài - Sơn Tây.
Têm trầu cánh phượng - Nghệ thuật của người Hà Nội
Bộ đồ ăn trầu của người Hà Nội gồm có: cơi đựng trầu bằng đồng hoặc quả trầu sơn
khảm xà cừ, ống vôi chạm bạc, ống nhổ bằng đồng thau đựng quết trầu. Những cụ
già ăn trầu còn có thêm cối giã trầu bằng đồng chạm trổ khá tinh vi chỉ bỏ vừa miếng
trầu, miếng cau, vỏ để giã. Dao bổ cau phải sắc để bổ cau cho đẹp và hạt không bị
vỡ. Cũng chỉ là Quả cau nho nhỏ, lá trầu xanh nhưng cách ăn trầu của người Hà Nội
rất duyên dáng, họ ăn trầu không những làm đỏ môi, răng đen mà còn tạo nét môi cắn
chỉ rất đẹp, Người ta không cho cả cau, trầu và rễ vào cùng một lúc mà ăn từng thứ
một. Cau được nhai dập mới cho trầu vào và sau cùng là rễ quệt thêm một ít vôi, khi
ăn người ta thường lấy tay quệt ngang miệng, lâu dần tạo thành nét môi cắn chỉ.
Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm
cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay.
Còn trong y học cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc
chống bệnh sốt rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai,
săn bắt đồi mồi... Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung xưa kia coi
việc têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong
cách, tính nết cũng như nếp sống của con người. Chính vì lẽ đó, khi đi xem mặt nàng
dâu tương lai, nhà trai đòi bằng được cô gái ra têm trầu, trước là để xem mặt cô dâu,
sau là để xem cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu têm vụng
về là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ miếng cau to là người không biết tính
toán làm ăn; miếng trầu quệt nhiều vôi là người hoang phí không biết lo xa...
Ngày nay, ở Hà Nội hầu như chỉ những người trên 60 tuổi mới ăn trầu cho nên Hà Nội
không còn cảnh mời trầu như A.de Rovodes - một người Pháp nói về việc ăn trầu của
người Thăng Long thế kỷ XII: Họ có tục đem theo một vài túi con đầy trầu cau đeo ở
thắt lưng, họ để mở trong khi qua lại phố phường để mời bạn bè. Khi gặp họ bắt đầu
chào hỏi nhau, rồi mỗi người lấy ở trong túi của bạn một miếng trầu để ăn. Tuy
nhiên, quan niệm miếng trầu là đầu câu chuyện của người Hà Nội nói riêng và
người Việt Nam nói chung vẫn được áp dụng ở những dịp hiếu, hỉ. Ngày Rằm, mồng
Một hoặc các ngày lễ Tết hoặc trong những dịp lễ ăn hỏi, cưới xin của các gia đình
Việt Nam vẫn không thể thiếu miếng trầu quả cau trên bàn thờ tổ tiên.
Trầu cau chỉ là một thứ nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại có nhiều ý nghĩa trên lĩnh vực
y học, tâm lý xã hội... dùng trầu cau còn là một truyền thống văn hoá của dân tộc.
Ngày nay, không mấy ai ăn trầu nhưng nét đẹp đó vẫn được gìn giữ và áp dụng trong
cuộc sống của người dân
...