Danh mục

Tương đồng và khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật phương đông, phương tây cổ đại

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.58 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại. Đây là một giai đoạn hình thành những nhà nước, những sản phẩm pháp điển hóa đầu tiên, mà hình thức cũng như nội dung của chúng ảnh hưởng lớn đến thời trung đại và cận, hiện đại sau này trong một chiều dài lịch sử phát triển. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương đồng và khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật phương đông, phương tây cổ đại Tương đồng và khác biệt cơ bản giữa nhà nước và pháp luật phương đông, phương tây cổ đại Một nội dung quan trọng của Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới là vấn đề Lịch sử nhà nước và pháp luật Phương Đông và Phương Tây thời cổ đại. Đây là một giai đoạn hình thành những nhà nước, những sản phẩm pháp điển hóa đầu tiên, mà hình thức cũng như nội dung của chúng ảnh hưởng lớn đến thời trung đại và cận, hiện đại sau này trong một chiều dài lịch sử phát triển. Vấn đề quan trọng là sau khi nghiên cứu từng nhà nước điển hình ở hai khu vực này, sinh viên phải chỉ ra được những đặc điểm cơ bản, những điểm giống và khác, cũng như cơ sở tạo nên sự tương đồng và khác biệt ấy dưới góc nhìn của nhà luật học. Phần tổng hợp dưới đây chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề để những bạn sinh viên quan tâm khi có điều kiện tiếp tục cùng tìm hiểu, nghiên cứu chứ không làm thay những gì các bạn phải làm. Chớ vội copy + paste các nội dung này rồi nhân bản thành các bài tiểu luận hoặc bài kiểm tra na ná giống nhau, điều này là vô ích vì những vấn đề chính cần phải giải thích làm rõ, tác giả về cơ bản đã không/ chưa giải đáp mà nêu thành câu hỏi, để trong dấu ngoặc vuông, chữ màu xanh. Hi vọng những câu hỏi này phần nào sẽ kích thích các bạn sinh viên tư duy, thậm chí phản biện lại và rút ra những cơ sở lý luận cũng như những bài học kinh nghiệm cho hiện tại. I. PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY Thuật ngữ Phương Đông ban đầu từ quan niệm của người phương Tây. Người Châu Âu luôn coi mình là trung tâm nên Ph ương Đông là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ khu vực Châu Á nằm ở Phía đông của Phương Tây và được chia thành Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông. Đến nay trong giới khoa học giới hạn địa lý của Phương Đông đến đâu vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Do vậy, mỗi khi bàn đến Phương Đông thông thường người ta hay đưa ra một khung không gian cụ thể để định vị đối tượng mà người ta muốn nói. Các nhà sử học của Việt Nam hầu như tương đối thống nhất với ý kiến cho rằng phạm vi không gian phương Đông có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam là hai vùng Đông Bắc Á (mà nhiều người còn gọi là Đông Á) và Đông Nam Á. [Tìm trên bản đồ và xác định khu vực Đông Á và Đông Nam Á hiện nay gồm những quốc gia nào?] Những nhà nước ra đời sớm ở Phương Đông thời cổ đại là Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại và Trung Quốc cổ đại [Tìm trên bản đồ vị trí địa lý tương ứng? Khu vực này ngày nay là những quốc gia nào?]. Đây là những nhà nước ra đời sớm cả về thời gian và không gian, xuất phát từ đặc điểm đặc thù về tự nhiên, kinh tế, xã hội. Khái niệm Phương Tây được hiểu là Châu Âu. Các nhà nước cổ đại ở Phương Tây tiêu biểu là các nhà nước Hy Lạp và La Mã. Về địa lý, hai nhà nước này được hình thành chủ yếu trên 2 bán đảo là bán đảo Ban căng và bán đảo Italia (ngoài ra còn có các đảo nhỏ khác). Hai bán đảo này đều nhìn ra Địa Trung Hải, đối diện với các nước Tây Á. [Tìm trên bản đồ vị trí địa lý tương ứng? Khu vực này hiện nay là lãnh thổ của những quốc gia nào?]. Về mặt thời gian, khái niệm thời cổ đại được hiểu theo từng nhà nước, từng khu vực khác nhau. Ví dụ: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại tồn tại từ khoảng 4000 năm TCN đến năm 539 TCN chế độ xã hội này bị đế quốc Ba Tư xâm lược và diệt vong. Nhà nước Ấn Độ cổ đại tồn tại từ khoảng 2000 năm TCN đến cuối thế kỷ 3 TCN. Ở Phương Tây, nhà nước La Mã cổ đại ra đời muộn hơn vào khoảng thế kỷ 6 TCN và tồn tại đến năm 476 SCN khi đế quốc La Mã bị diệt vong. II. NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG CƠ BẢN 1. Về nhà nước - Về bản chất: theo học thuyết Mác - Lênin, quyền lực chính trị trong các nh à nước ở Phương Đông và Phương Tây cổ đại thuộc về giai cấp chủ nô. Cơ cở kinh tế của nhà nước là dựa trên chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ tư liệu sản xuất và nô lệ. Cơ sở xã hội là một hệ thống kết cấu giai cấp khá phức tạp trong đó về cơ bản có hai giai cấp chủ nô và nô lệ [Tiếp tục nghiên cứu và phân tích những quan điểm khoa học không phải theo học thuyết Mác - Lênin về vấn đề này? Nhận xét, đánh giá?]. - Về chức năng: Hoạt động chủ yếu của nhà nước thời kỳ này là bảo vệ, củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư* liệu sản xuất, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời phòng thủ, bảo vệ đất nước và tiến hành các hoạt động ngoại giao, buôn bán với các quốc gia khác [Ngoài những chức năng trên nhà nước Phương Đông cổ đại còn có những chức năng nào khác? Nêu dẫn chứng?]. - Về hình thức nhà nước: Trước hết xét về hình thức chính thể thì các nhà nước ở Phương Đông cổ đại được tổ chức theo chính thể quân chủ chuyên chế chủ nô với các mức độ tập trung quyền lực khác nhau (Ví dụ: Trung Quốc cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Ai cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại). Ở Phương Tây cổ đại, các nhà nước được tổ chức chủ yếu theo chính thể quân chủ và cộng hòa chủ nô [Vì sao hình thức chính thể cộng hòa lại xuất hiện ở Phương Tây?]. Các nhà nước cộng hòa chủ nô tồn tại dưới hai dạng thức là cộng hòa dân chủ chủ nô và cộng hòa quý tộc chủ nô (Ví dụ nhà nước Xpác (nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô); nhà nước Aten (nhà nước dân chủ chủ nô); nhà nước La mã (cộng hoà và quân chủ chuyên chế). Hình thức cấu trúc cơ bản của nhà nước chủ nô là cấu trúc đơn nhất, tuy nhiên ở Phương Tây xuất hiện các nhà nước thành bang có tính tự trị cao [Giải thích?].Chế độ chính trị phổ biến thời kỳ này là chế độ độc tài chuyên chế với việc áp dụng công khai các biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước bằng bạo lực và phản dân chủ, tuy nhiên cũng có nhà nước áp dụng những biện pháp dân chủ sơ khai, điển hình như thiết chế Hội nghị công dân, việc bỏ phiếu bằng vỏ sò ở nhà nước Aten ở Hy Lạp cổ đại. - Về tổ chức bộ máy nhà nước: Bộ máy nhà nước ở cả Phương Đông và Phương Tây đã bao gồm các cơ quan chuyên trách với chức năng, nhiệm vụ khác nhau và trong bộ máy đều có một bộ phận quan trọng là các cơ quan quản lý về quân sự, cảnh sát [Nêu rõ tên những cơ quan nhà n ...

Tài liệu được xem nhiều: