Danh mục

Tương lai của truyền thông

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 455.96 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kunda Dixit là một nhà báo nổi tiếng của Nepal và là chủ nhà xuất bản Himalmedia, nhà xuất bản có uy tín rất cao về tính chuyên nghiệp và lòng tự trọng ở Nepal. Nhà xuất bản này đã có vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh đòi tự do báo chí và dân chủ ở Nepal trong những năm gần đây. Sau khi nhận bằng cao học về báo chí tại trường tổng hợp Columbia, ông trở thành phóng viên thường trú của BBC World Services tại trụ sở Liên hợp quốc, sau đó làm việc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương lai của truyền thôngTương lai của truyền thôngKunda Dixit là một nhà báo nổi tiếng của Nepal và là chủ nhà xuất bảnHimalmedia, nhà xuất bản có uy tín rất cao về tính chuyên nghiệp và lòng tựtrọng ở Nepal. Nhà xuất bản này đã có vai trò quan trọng trong phong tràođấu tranh đòi tự do báo chí và dân chủ ở Nepal trong những năm gần đây.Sau khi nhận bằng cao học về báo chí tại trường tổng hợp Columbia, ôngtrở thành phóng viên thường trú của BBC World Services tại trụ sở Liên hợpquốc, sau đó làm việc cho hãng thông tấn Inter Press Services dưới cươngvị giám đốc phụ trách châu Á Thái Bình Dương ở Manila. Tại đó, ông đãtham gia vào việc đưa tin và biên tập nhiều tin bài của khu vực thường bịcác hãng thông tấn lớn tảng lờ. Ông là tác giả của cuốn sách: “Nghề báokhi hành tinh là quan trọng”, được sử dụng ở các trường đại học báo chítrên toàn thế giới, hướng dẫn sinh viên viết một cách có ý nghĩa về các vấnđề môi trường và phát triển. Ông cũng đồng thời là giáo sư của trường đạihọc Katmandu, tham gia giảng dậy về báo chí và truyền thông.XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TỪ CƠ SỞĐưa mắt nhìn khắp thế giới hôm nay, đâu đâu ta cũng thấy chỉ một nền vănhoá đầy đơn điệuSở hữu về truyền thông giờ đây đang dần tập trung vào tay của một số ítngười. Ngành kinh doanh văn hóa toàn cầu này coi con người như là nhữngngười tiêu dùng chứ không phải là các công dân. Nôi dung ngày càng mangtính giải trí, được đóng gói và bán như những những hộp thịt gà Mc Donaldnhằm thu hút tối đa lượng độc giả trên toàn thế giới.Những tiến bộ về công nghệ thông tin và truyền thông thúc đẩy nhanh hơnxu hướng này, nhằm mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. Cách đây mườinăm, chúng ta còn nghĩ rằng Internet sẽ giúp san bằng những cách biệt trênsân chơi này, mang lại tiếng nói cho những người vốn vô thanh, nhưngchẳng phải chờ đợi lâu, không gian ảo chẳng bao lâu sau cũng bị chi phốibởi chính những thực thể đã thống trị ngành truyền thông truyền thống. Trênthực tế, sự hội tụ của truyền hình, viễn thông và mạng máy tính đã khiến chocác chủ sở hữu trong ngành truyền thông liên kết với các ngành khác đểtham gia vào cuộc chơi. Và như vậy, thay vì giảm đi sự cách biệt về côngnghệ số hoá, cái hố ngăn cách lại bị khoét sâu thêm.Chúng ta đã thật ngây thơ khi tin rằng Internet sẽ là một điều gì đó thật khácbiệt, mang lại cho những cộng đồng bị lép vế một cơ hội được lên tiếng.Nhưng cái cơ chế thương mại chi phối Internet cũng chẳng khác gì so với cáimà nó đã thay thế. Dường như, để có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ số,điều trước tiên chúng ta phải làm đó là giải quyết vấn đề phân biệt về giáodục, sức khoẻ và thu nhập trong đất nước của chúng ta và trên toàn thế giới.Ở nơi nào mà truyền thông cơ sở phát huy tác dụng vốn có của nó thì ở đónền dân chủ mới được củng cố vững chắc và do đó đem đến sự phát triển.Đó là lý do tại sao, kể cả khi chúng ta có thể tìm được những thông tin có ýnghĩa trên Internet thì thông tin ấy cũng bị chìm lấp trong mớ hỗn độn thôngtin rẻ tiền, những chuyện tầm phào. Những người tìm kiếm những thông tinliên quan và có ý nghĩa cho họ dần đổ dồn về các trang web tạo nên nhữngcộng đồng ảo mà ở đó họ tìm được sự đồng thuận với nhau. Điều này “ghét-tô” hoá họ, và Internet đã dựng lên những bức tường ngăn cách thay vì xâynên chiếc cầu nối những cộng đồng mong muốn được trao đổi với nhau.Tất cả những cái đó đã tạo nên những tác động tiêu cực đối với tính đa dạngvề văn hóa của loài người, đẩy nhanh hơn quá trình biến mất của nhiều thứtiếng, lễ hội, bài hát, và các phong cách sống khác nhau. Một số lượng đôngđảo người dân trên thế giới được tiếp cận với một thứ văn hoá tiêu dùng toàncầu thông qua truyền thông đại chúng toàn cầu, chúng làm thay đổi thóiquen ẩm thực của con người, quyết định những vấn đề như: xem gì, mặc gì,nói chuyện với ai và nói chuyện như thế nào…Và khi người ta ăn thứ ngũcốc đã được chế biến thì những loại thức ăn bản xứ biến mất. Khi chúngbiến mất thì những người nông dân trồng kê, trồng rau, và trồng lúa mỳ sẽmất kế sinh nhai. Khi có những con tàu ra khơi đánh bắt cá bằng lưới quéttận đáy thì sẽ không còn đủ cá cho những ngư dân truyền thống nữa và họ sẽdi cư đến sống ở những khu ổ chuột ở các thành phố. Những ngư dân ở miềntrung Philippines đã từng sử dụng mười lăm từ khác nhau để chỉ các loại gióthổi qua các hòn đảo của họ, nhưng khi họ không còn đi biển nữa thì nhữngtừ ấy cũng biến mất.Ở Châu Á, chúng ta xem Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như những đại diệntiêu biểu cho việc truyền thông hiện đại có thể tồn tại song song với bảo tồnvăn hoá. Và một điều chắc chắn là bên dưới lớp vỏ bên ngoài của phongcách ăn mặc và ứng xử âu hoá, báo chí đã giúp người dân những nước nàyvừa quảng bá vừa bảo tồn nền văn hoá của họ.Về điều này, Nam Á không được thành công cho lắm. Nội dung của truyềnthông được cung cấp qua ngôn ngữ địa phương không luôn đồng nghĩa vớiviệc nó bảo vệ các giá trị và văn hoá bản địa. Có những vở kịch dài kỳ bằngtiếng Hindi trong đó các tình tiết hầu như được copy lại y nguyên những seriphim truyền hình mang tính cải lương như: “Dallas”, “Bold and Beautiful”.Những chương trình này đều mang một vẻ như nhau, các sản phẩm đượcquảng cáo là tất cả những vật dụng tiêu dùng do các công ty đa quốc gia sảnxuất. Hầu như không mấy ai nghĩ đến phong cách sống khác, không ai dámtán thành việc hạn chế tiêu dùng lãng phí để bảo vệ bầu sinh quyển của tráiđất.Kết quả là truyền thông toàn cầu đang trực tiếp và gián tiếp quảng bá chomột lối sống không bền vững mà sẽ không mang lại kết cục tốt đẹp nàotrong tương lai. Người ta cứ sử dụng một mức tiêu thụ năng lượng giốngnhư một gia đình Mỹ tiêu thụ, và đốt nguồn năng lượng hoá thạch như thểsẽ không có ngày mai. Nước Mỹ với dân số chỉ chiếm 2% dân số thế giới lạitiêu dùng đến 25% tài nguyên của thế giới. Ấn Độ, và Trung Quốc – với25% dân số thế giới sẽ cần đến 2 quả đất nếu như công dân của các nước nàysống theo kiểu Mỹ. Truyền thông định ...

Tài liệu được xem nhiều: