Danh mục

Tương quan kiểu gen, kiểu hình trong bệnh Alzheimer

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh Alzheimer (AD) là dạng sa sút trí tuệ (SSTT) phổ biến nhất (chiếm 60%-80%). Theo WHO, AD là một trong năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, là gánh nặng toàn cầu về sức khỏe cũng như kinh tế xã hội. Bài viết trình bày đánh giá mối quan hệ kiểu gen - kiểu hình của bệnh nhân Alzheimer người Việt Nam bằng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tương quan kiểu gen, kiểu hình trong bệnh Alzheimer Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 TƯƠNG QUAN KIỂU GEN, KIỂU HÌNH TRONG BỆNH ALZHEIMER Nguyễn Thị Tuyết Lan1, Đặng Thị Minh Trang1, Đỗ Nông Xuân Mai1, Tống Mai Trang2, Trần Công Thắng3, Phan Ngọc Minh1, Giang Hoa1, Đỗ Thị Thanh Thủy1, Trương Đình Kiệt1TÓMTẮT Đặt vấn đề: Bệnh Alzheimer (AD) là dạng sa sút trí tuệ (SSTT) phổ biến nhất (chiếm 60%-80%). TheoWHO, AD là một trong năm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, là gánh nặng toàn cầu vềsức khỏe cũng như kinh tế xã hội. Hiện nay, các nghiên cứu tìm dấu ấn sinh học AD đang rất được quan tâm,mục đích để phát hiện sớm bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, những gì chúng ta làm được vẫn còn khiêm tốn, đến nayAD vẫn là bệnh không thể chữa khỏi và rất khó dự phòng một cách hiệu quả. Trong nghiên cứu này, chúng tôithực hiện giải trình tự thế hệ mới trên mẫu DNA bộ gen từ máu ngoại vi của bệnh nhân AD Việt Nam để khảosát sự tương quan giữa kiểu gen và kiểu hình. Sự thành công của nghiên cứu sẽ cung cấp phổ biến thể gen liênquan đến thể khởi phát sớm và muộn của bệnh Alzheimer, tạo tiền đề cho các nghiên cứu mở rộng, hướng đếnmục đích phát hiện sớm để điều trị hiệu quả hơn căn bệnh này. Mục tiêu: Đánh giá mối quan hệ kiểu gen - kiểu hình của bệnh nhân Alzheimer người Việt Nam bằng kỹthuật giải trình tự gen thế hệ mới. Đối tượng - Phương pháp: Mẫu máu của bệnh nhân AD được thu nhận tại bệnh viện Đại học Y dượcTP Hồ Chí Minh, được tách chiết DNA bằng bộ kit Magjet Whole blood DNA, tạo thư viện và lai-bắt giữ cácphân đoạn DNA của các gen mục tiêu bằng bộ kit New England Biolabs (Mỹ), sau đó giải trình tự bằng hệ thốnggiải trình tự thế hệ mới Illumina (Mỹ). Kết quả: Trong 101 bệnh nhân AD, có 51 (50,5%) trường hợp khởi phát sớm (EOAD) và 50 (49,5%)trường hợp khởi phát muộn (LOAD), độ tuổi khởi phát trung bình của các bệnh nhân EOAD là 57 tuổi vàLOAD là 73 tuổi. Ở nhóm EOAD, nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa đột biến APP/PSEN1 với bệnhAlzheimer (p=0,03) và giữa độ tuổi khởi phát của nhóm mang đột biến APP/PSEN1 so với các nhóm mang độtbiến APOE (p=0,01). Ở thể LOAD, nhóm mang đồng hợp alen APOE e4 có độ tuổi khởi phát sớm hơn so vớinhóm mang e4 dị hợp alen APOE và nhóm không mang alen APOE e4 (p=0,057). Kết luận: Kết quả này cho thấy có mối liên hệ giữa những kiểu gen khác nhau và độ tuổi khởi phát ở hainhóm bệnh Alzheimer. Đối với nhóm EOAD, sự hiện diện của biến thể trên gen APP/PSEN1 làm tăng độ tuổikhởi phát của bệnh nhân EOAD. Đối với nhóm LOAD, sự hiện diện của đồng hợp alen APOE e4 trên bệnh nhânthúc đẩy tiến trình khởi phát của bệnh sớm hơn so với nhóm mang dị hợp hay không mang alen này. Từ khóa: bệnh Alzheimer (AD), sa sút trí tuệ (SSTT), bệnh Alzheimer khởi phát sớm (EOAD), bệnhAlzheimer khởi phát muộn (LOAD), biến thể, kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới (NGS)1Viện Di truyền Y học, Thành phố Hồ Chí Minh2Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh3Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí MinhTác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Lan ĐT: 0937130391 Email: lan.mgi@suckhoeditruyen.vnChuyên Đề Chẩn Đoán Hình Ảnh - Sinh Học Phân Tử 171Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y họcABSTRACT INVESTIGATE THE ASSOCIATION BETWEEN GENOTYPE AND PHENOTYPE OF ALZHEIMER DISEASE Nguyen Thi Tuyet Lan, Dang Thi Minh Trang, Do Nong Xuan Mai, Tong Mai Trang, Tran Cong Thang, Phan Ngoc Minh, Giang Hoa, Do Thi Thanh Thuy, Truong Dinh Kiet * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 171-177 Background: Alzheimers disease (AD) is the most common form of dementia, (accounting for 60% - 80%).According to WHO, AD is one of the top five causes of death worldwide. It is also a global burden on health aswell as on socioeconomic status. Currently, biomarkers of AD researches are highly interested, aiming for ADearly detection. However, what we have done is still modest, and AD is still incurable and difficult to prevent. Inthis study, we perform new generation sequencing on genomic DNA samples from the blood of Vietnamese ADpatients to investigate the association between genotype and phenotype. The success of the study will provide theproliferation of genotypes related to the early-onset and late-onset Alzheimers disease, paving the way forextensive research, aiming for early detection for more effective treatment of radicals this disease. Objectives: Evaluate the association between genotype - phenotype of Alzheimers patients in Vietnamusing new-generation sequencing (NGS). Method: Blood from Alzheimer patients was collected at University Medical Center HCMC and used toextract genomic DNA with Magjet Whole blood DNA kit, then preparing library and hybridization-capturingDNA fragments of targeted genes using New England Biolabs kit (USA), loading for sequencing in Illuminanext-generation sequencing system. Results: In 101 Alzheimer patients, there were 51 (50.5%) early-onset cases (EOAD) and 50 (49.5%) late-onset cases (LOAD), the mean age of EOAD patients was 57 years old, and LOAD patients was 73 years old. Inthe EOAD group, the study recorded the association between APP/PSEN1 mutations and Alzheimer’s disease(p=0.03) and between the age of onset of the APP/PSEN1 group with the APOE groups (p = 0.01). Besides, in theLOAD, the group having homozygote APOE e4 alleles had an earlier onset age than those with heterozygousAPOE e4 allele and non-APOE e4 allele patients (p=0.057). Conclusion: These results showed a relationship between different genoty ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: