Danh mục

Tuyến du lịch vòng quanh phía Bắc Phá Tam Giang

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.49 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Tuyến du lịch vòng quanh phía Bắc Phá Tam Giang trình bày: Quá trình phát triển kinh tế đã hình thành nhiều làng nghề nổi tiếng như mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, kim hoàn Kế Môn, rèn Hiền Lương… Hàng năm, trong khu vực này diễn ra nhiều lễ hội mang đậm tính chất văn hóa dân cư
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyến du lịch vòng quanh phía Bắc Phá Tam GiangTUYẾN DU LỊCH VÒNG QUANH PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANGPHẠM VIẾT HỒNGTrường Đại học Sư Phạm – Đại học HuếTóm tắt: Khu vực bắc phá Tam Giang bao gồm các xã phụ cận phá TamGiang thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Đây là khuvực có lịch sử phát triển sớm của tỉnh Thừa Thiên Huế nên có các di sản vănhóa đa dạng và có giá trị. Quá trình phát triển kinh tế đã hình thành nhiều làngnghề nổi tiếng như mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, kim hoàn Kế Môn, rènHiền Lương… Hàng năm, trong khu vực này diễn ra nhiều lễ hội mang đậmtính chất văn hóa dân cư. Thiên nhiên đa dạng gồm các bãi biển, cửa sông,đầm phá, cồn cát tạo nên nhiều cảnh quan đẹp có sức thu hút lớn đối với dukhách. Tuy nhiên, các thế mạnh này chưa được khai thác hợp lý để phát triểndu lịch. Do vậy, nghiên cứu xây dựng tuyến du lịch vòng quanh khu vực nàykhông những góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế mà còn tạokhả năng phát triển kinh tế, văn hóa cho cộng đồng dân cư ở đây.1. KHÁI QUÁT KHU VỰC PHÍA BẮC PHÁ TAM GIANGKhu vực phía bắc phá Tam Giang bao gồm bộ phận của Phá Tam Giang từ cửa ThuậnAn đến cửa sông Ô Lâu và các xã phụ cận thuộc huyện Quảng Điền, Phong Điền,Hương Trà. Khu vực này được xác định gồm 17 xã: Hương Phong, Hải Dương, QuảngCông, Quảng Ngạn, Điền Hải, Điền Hòa, Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hương, PhongBình, Phong Chương, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành,Hương Vinh và thị trấn Sịa.Đây là khu vực có dân cư tập trung đông và có lịch sử lâu đời nhất của tỉnh Thừa ThiênHuế. Tổng dân số năm 2009 khoảng 165.000 người, mật độ dân số trung bình là 638ngườ/km2. Quá trình định cư và phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này đã hình thànhnhiều giá trị văn hóa tiêu biểu cho tỉnh Thừa Thiên Huế.Hoạt động kinh tế của khu vực này chủ yếu là nông nghiệp, ngư nghiệp. Dịch vụ chủyếu là hoạt động thương mại có quy mô nhỏ ở các chợ quê. Công nghiệp đang có xuhướng phát triển. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế đếnnăm 2015, trên địa bàn của khu vực này sẽ hình thành 5 cụm công nghiệp - tiểu thủcông nghiệp.Mạng lưới giao thông bao gồm tuyến đường quốc lộ 49B nối các xã ven biển với quốclộ 1A, Các tuyến tỉnh lộ 4, 8A, 8B, 11 đảm bảo giao thông cho các xã thuộc khu vực nộiđồng của Phong Điền và Quảng Điền. Các tuyến đường 49B và tỉnh lộ được nâng cấprải thảm bê tông nhựa đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hộikhu vực ven phía bắc phá Tam Giang.Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm HuếISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 89-9690PHẠM VIẾT HỒNG2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN2.1. Tài nguyên du lịch biển và đầm pháLộ trình của tuyến chủ yếu chạy dọc theo bờ biển Quảng Điền, Phong Điền tiếp giápvới một vùng biển rộng, chiều dài đường bờ biển khoảng 26km. Đây là vùng biển venbờ tích tụ cát. Đáy biển ven bờ tương đối thoải dốc về phía trung tâm biển Đông. Đặcđiểm bờ biển có cát mịn, phổ biến là cát thạch anh màu vàng nhạt, xám trắng và địahình thoải, rộng. Nước biển sạch vì xa cửa sông, cường độ của sóng tương đối lớn.Nhiệt độ nước biển trong mùa Đông dao động khoảng 16-20oC, mùa hè khoảng 2729oC. Độ mặn từ 18-20%o lúc thấp nhất và 28-30%o lúc cao nhất. Do vậy, trên địa bàncác xã Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải có thể xây dựng các bãitắm như: Mỹ Hòa, Tân Hội, Thế Mỹ A, Thế Mỹ B và Phong Hải.2.2. Tài nguyên du lịch sông, hồ, thác, suối nước nóngMạng lưới sông ngòi dày đặc như sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Mỹ Chánh, sông CâuNhi... Ven theo bờ sông Câu Nhi, Ô Lâu, sông Bồ là sự đan xen giữa các làng mạc,đồng ruộng, bàu nước ngọt tạo nên nhiều cảnh quan thơ mộng. Ngoài ra, ở khu vực lâncận còn có nhiều hồ, thác, suối nước nóng tập trung chủ yếu ở khu vực Phong Điềncũng có nhiều giá trị về du lịch như hồ Hòa Mỹ, thác Khe Me, thác Al Don thuộc PhongMỹ - Phong Điền, suối nước nóng Thanh Tân thuộc Phong Sơn vừa có giá trị du lịchvừa có giá trị chữa bệnh. Khu vực giáp ranh giữa vùng núi thấp và đồi thuộc các xãPhong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn có nhiều khe suối có giá trị chữa bệnh, vui chơigiải trí vào mùa hè và tham quan du lịch như khe nước lạnh, khe A Đong...2.3. Tài nguyên du lịch sinh vậtNói đến rừng phải kể đến khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thuộc Phong Mỹ - PhongĐiền. Trong một diện tích 41.548 ha có tới 44 loài thú, 172 loài chim, 53 loài bò sát vàếch nhái, 143 loài bướm. Vùng biển, đầm phá Tam Giang có nhiều loài thủy sản tạo nênnguồn ẩm thực phong phú, hấp dẫn đối với khách du lịch.Khu vực đất ngập cửa sông Ô lâu thuộc hai huyện Quảng Điền và Phong Điền là khu vựccó hệ sinh thái nước lợ, nước ngọt với nhiều loài thủy sản, loại chim đặc hữu. Vùng cửasông Ô Lâu là vùng bãi bồi, đầm lầy cửa sông có độ cao 0-3m so với mực nước biển. Tạiđây có mặt các dạng địa hình như lạch sông, cồn cát cổ bị bóc mòn và các dạng địa hìnhtích tụ. Khí hậu ôn hòa, đặc biệt có nguồn động thực vật rất phong phú như: ...

Tài liệu được xem nhiều: