Danh mục

Đề tài: Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.03 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích chủ yếu của đề tài: "Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ" là đánh giá các tiềm năng, thực trạng và phương hướng pháp triển hệ thống điểm, tuyến du lịch của tỉnh Phú Thọ. Để đạt được mục đích đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: Phân tích tiềm năng để phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch Phú Thọ, tìm hiểu hiện trạng khai thác điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh, định hướng khai thác điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ trong những năm tới và đưa ra giải pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ ĐỀ TÀITiềm năng và định hướng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ 1 PHẦN MỞ ĐẦUI. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Phú Thọ là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nốiliền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằngBắc Bộ. Nơi đây là mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có nhiều thế mạnhvề du lịch. Mỗi bước chân trên quê hương Đất Tổ chúng ta sẽ thấy sự đan quyệncủa dấu ấn lịch sử, di tích của người xưa và phong cảnh tươi đẹp tạo nên niềmhướng thú say mê, hấp dẫn lòng người. Chính lịch sử và thiên nhiên trên mảnhđất này đã tạo nên những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc, những danh lam thắngcảnh có giá trị về du lịch. Đó là nguồn lực hết sức quý báu hình thành điểm,tuyến du lịch trong tỉnh. Trong những năm gần đầy, số lượng khách đến các điểmdu lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng đông, song nhìn chung doanh thu còn hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển điểm,tuyến du lịch Phú Thọ là rất cần thiết. Xuất phát từ tình cảm chân thành đối vớiquê hương, em đã chọn đề tài “Tiềm năng và định hướng khai thác các điểm,tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ”.II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ Mục đích chủ yếu của đề tài là đánh giá các tiềm năng, thực trạng vàphương hướng pháp triển hệ thống điểm, tuyến du lịch của tỉnh Phú Thọ. Để đạtđược mục đích đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: - Phân tích tiềm năng để phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch Phú Thọ. - Tìm hiểu hiện trạng khai thác điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh. - Định hướng khai thác điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ trong những nămtới và đưa ra giải pháp.III. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng phát triển điểm, tuyến du lịch trên địabàn tỉnh Phú Thọ trong khoảng thời gian từ 2001 – 2010.IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Từ năm 2000 trở đi, du lịch Phú Thọ được quan tâm và đầu tư. Báo cáo “Quyhoạch tổng thể phát triển du lịch Phú Thọ thời kì 2001 - 2010” đã hoàn thành vàđược UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để xây dựng các kếhoạch cụ thể phát triển du lịch Phú Thọ đến năm 2010. Báo cáo xác định “Xâydựng quy hoạch kế hoạch phát triển du lịch cho các địa bàn trọng điểm phát triểndu lịch, bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch, hạn chế những tác động tiêu cực củahoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững” 2 Trong “Quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Phú Thọ giai đoạn 2006 –2010 và định hướng đến năm 2020”, Sở thương mại – Du lịch xác định: “Đẩymạnh phát triển du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọncủa tỉnh. Phát triển du lịch bền vững, đặt trong mối quan hệ liên ngành trong khuvực và các nước, phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môitrường sinh thái, bảo vệ các giá trị tài nguyên” Những quy hoạch trên đã đánh giá phát triển điểm, tuyến du lịch và cácnguồn lực du lịch, nêu lên định hướng phát triển du lịch.V. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Quan điểm nghiên cứu 1.1 Quan điểm hệ thống Nghiên cứu du lịch tỉnh Phú Thọ trên quan điểm hệ thống bao gồm các phân hệ(tài nguyên, khách du lịch...) từ đó hình thành các điểm, tuyến du lịch trong tỉnh. 1.2 Quan điểm lãnh thổ Việc phát triển du lịch của tỉnh Phú Thọ là một mắt xích khá quan trọngtrong hệ thống phát triển du lịch của cả nước. Đồng thời khi nghiên cứu tiềmnăng, hiện trạng hoạt động du lịch của tỉnh phải thấy được sự phân hóa theo lãnhthổ (điểm, tuyến du lịch) để từ đó thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp thu thập tài liệu và điều tra Đây là phương pháp để khảo sát thực tế, thu thập tài liệu, áp dụng việcnghiên cứu lí luận gắn với thực tiễn, đồng thời thu thập thông tin, số liệu thựctiễn bổ sung cho vấn đề lí luận hoàn chỉnh hơn. 2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh và thống kê kinh tế Đây là phương pháp chính để xử lí số liệu trong phòng sau khi đã thu thậpđược tài liệu từ thực tế phát triển du lịch của tỉnh và từ các nguồn khác nhau. 2.3 Phương pháp tranh ảnh, bản đồ Để đề tài thêm phần trực quan, một số tranh ảnh đã được đưa vào để minhhọa. Sử dụng phương pháp bản đồ, để có được một số bản đồ thể hiện hoạt độngdu lịch của tỉnh.VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương chính: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc xây dựng các điểm, tuyến du lịch. - Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng khai thác các điểm, tuyến du lịch tỉnhPhú Thọ. - Chương 3: Định hướng phát triển hệ thống điểm, tuyến du lịch tỉnh Phú Thọ ...

Tài liệu được xem nhiều: