Danh mục

Tuyến yên và các loại hoocmon

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.53 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuyến yên và các loại hoocmôn Tuyến yên (hypophyse hay pituitary) có kích thước nhỏ, nằm trong hố yên của xương bướm ở nền (đáy) sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi (hypothalamus). Cấu tạo của tuyến yên Tuyến yên được chia làm hai thùy: thùy trước và sau. Về nguồn gốc phôi thai, thùy trước phát triển từ túi Rathke, có tổ chức tuyến điển hình, còn thùy sau hình thành từ lá ngoại phôi bì gồm những tế bào thần kinh và thần kinh đệm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tuyến yên và các loại hoocmon Tuyến yên và các loại hoocmonTuyến yên và các loại hoocmônTuyến yên (hypophyse hay pituitary) có kích thước nhỏ, nằm trong hố yên củaxương bướm ở nền (đáy) sọ não và có liên quan mật thiết với vùng dưới đồi(hypothalamus).Cấu tạo của tuyến yênTuyến yên được chia làm hai thùy: thùy trước và sau. Về nguồn gốc phôi thai,thùy trước phát triển từ túi Rathke, có tổ chức tuyến điển h ình, còn thùy sau hìnhthành từ lá ngoại phôi bì gồm những tế bào thần kinh và thần kinh đệm. (Thuỳgiữa được nhập vào cùng thuỳ trước)Tuyến yên và hypothalamus là một tổ chức thống nhất cả về hình thái và chứcnăng, không thể tách rời nhau, điều khiển toàn bộ cơ chế điều hoà thần kinh - thểdịch trong cơ thể.1 Thuỳ trước tuyến yênGồm nhiều loại tế bào. Chúng tiết ra nhiều loại hormon khác nhau như:1.1 Kích tố phát triển (STH = Somato trophin hormone)STH là một protein, trọng lượng phân tử thay đổi theo loài, ở người là 21.500,gồm 191 acid amin (ở lợn là 42.250), cấu trúc phân tử có 2 cầu nối disulfua. Đãtổng hợp được từ năm 1971, có khả năng tạo kháng thể. Hormon này còn được gọidưới tên là Hormon sinh trưởng (GH = Grow Hormon).Tác dụng chính của STH là thúc đẩy sự phát triển của cơ thể động vật. STH tácdụng chủ yếu vào sự phát triển sụn liên hợp, tăng sinh về khối lượng và phát triểnvề thể tích của hệ thống x ương. STH có tác dụng phối hợp với Thyroxin của tuyếngiáp.Khi ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì gây bệnh khổng lồ, ưu năng sau tuổi dậythì gây bệnh to đầu ngón, còn nhược năng trước tuổi dậy thì gây bệnh lùn, nhưngcơ thể cân đối, nhược năng sau tuổi dậy thì thì gây bệnh Simmonds, rối loạn sinhdục. Bệnh simmonds có triệu chứng gầy đét, teo cơ quan sinh dục, thoái biến đặcđiểm sinh dục phụ, rụng lông tóc, sút cân, giảm chuyển hoá c ơ sở, giảm thân nhiệt,nhịp tim chậm, giảm huyết áp, hạ đường huyết.Tham gia quá trình chuyển hóa protein, tăng tổng hợp protein ở cơ; chuyển hóalipid, làm thoái biến lipid và kìm hãm quá trình chuyển glucid thành lipid; chuyểnhóa glucid, nó ức chế enzym hexokinase làm cho glucose không chuyển hóa gâyra bệnh đái đường do tuyến yên.Nó cũng tham gia chuyển hóa phospho (P), cắt bỏ tuyến l àm giảm P huyết, nó huyđộng P và calci.1.2 Kích tố tuyến giáp (TSH: Thyroid Stimulating Hormone)TSH là một glycoprotein, gồm hai chuỗi polypeptid a và b, trọng lượng phân tử28.000 ở người, 1000 ở bò. Bị phân hủy khi đun nóng, và phân giải bởi protease.Tác dụng chính của TSH là kích thích tuyến giáp, cắt bỏ tuyến yên, tuyến giápcũng teo lại. Ngược lại tiêm TSH gây ưu năng tuyến giáp, tăng chuyển hóa cơ sở.Trong bệnh ưu năng tuyến giáp thường kèm theo hiện tượng lồi mắt, chính TSHcó tác dụng gây lồi mắt. Người ta đã tách được từ TSH một chất gây lồi mắt gọi làEPS (Exophithalmus Producing Substance), cũng là một glycoprotein, có tác dụnggiữ nước ở tổ chức đệm sau cầu mắt, gây ra lồi mắt.1.3 Kích tố tuyến trên thận (ACTH = Adrenocorticotrophic hormone)ACTH là một polypeptid gồm 39 acid amin, có trọng lượng phân tử khoảng 5.000,đã tổng hợp được năm 1963.Tác dụng chính của ACTH là kích thích phần vỏ của tuyến trên thận, cắt bỏ tuyếnyên gây teo phần vỏ tuyến trên thận. ACTH làm tăng tiết hormon vỏ tuyến(corticoid đường, muối khoáng và sinh dục) ACTH cũng tham gia chuyển hóaglucid, lipid, protein, nước và muối khoáng. Với glucid làm tăng tổng hợp gluciddo đó làm tăng đường huyết, dự trữ glycogen. Với lipid thì tăng huy động lipid vàlàm xuất hiện thể cetonic. Với protein gây thoái biến protein, tạo cân bằng nit ơ (N)âm. ACTH có tác dụng giữ nước và Natri (Na), tăng đào thải Kali (K). Khi giảmtiết ACTH thùy trước tuyến yên làm teo phần vỏ tuyến trên thận, gây bệnhAddison. Bệnh gây triệu chứng vô lực, sút cân, khát nước uống nhiều, da đổi màuxám đen từng đám ở mặt, cổ, tay, niêm mạc miệng, giảm Na, tăng K huyết, hạđường huyết, giảm huyết áp, đái nhiều loãng.Ngược lại, khi tăng tiết ACTH cũng làm ưu năng vỏ tuyến trên thận gây bệnhCushing (kể cả khi u vỏ tuyến trên thận ở trẻ em hay tăng sinh ở người lớn). Triệuchứng bệnh là đái đường vì tăng đồng hoá glucid (cần nhiều Insulin mới giảm),tăng huy động protein làm da nứt nẻ, cơ mềm yếu, béo dị dạng ở mặt ngực bụngnhưng các chi lại gày quắt.1.4 Kích tố nang trứng (FSH = Follicule Stimulating Hormone)FSH là một glycoprotein có phân tử lượng ở người khoảng 31.000, ở cừu 67.000.Ở nữ giới và động vật cái gây kích thích sự phát triển của nang trứng, và kích thíchnang trứng tiết ra oestrogen, tác dụng này cũng phối hợp với LH (kích tố thểvàng). Ở nam giới và động vật đực, kích thích sự phát triển ống sinh tinh, tăngtrọng lượng tinh hoàn, duy trì sự sinh tinh trùng nhưng không kích thích làm tăngtiết hormon sinh dục đực.1.5 Kích hoàng thể tố (LH =Luteinising Hormone)LH là một glycoprotein có trọng lượng phân tử 25.000. Ở nữ giới và động vật cái,LH cùng với FSH kích thích sự phát t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: