Danh mục

Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2010

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 312.12 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang. Nghiên cứu tiến hành tại Gò Công tỉnh Tiền Giang, trong thời gian từ tháng 11/2010 đến tháng 3/2011.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang năm 2010 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học TỶ LỆ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI GÒ CÔNG TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2010 Nguyễn Thị Huyền*, Ngô Thị Kim Phụng** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tại Gò Công Tỉnh Tiền Giang, trong thời gian từ tháng 11/ 2010 đến tháng 3/ 2011, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang tất cả thai phụ có tuổi thai từ 24 -28 tuần. Các thai phụ được tiến hành nghiệm pháp sàng lọc 2 bước: 50g-1g và 75g-2g, chẩn đoán ĐTĐTTK dựa vào tiêu chuẩn của ADA (2007). Kết quả: 30 thai phụ được chẩn đoán ĐTĐTTK (4%) Tỷ lệ đái ĐTĐTTK ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao là 6,9% (26/356). Có liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi mẹ (OR=3,6; p= 0,001), chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (OR =6,37; p=0,001) và đường niệu dương tính (OR =6,21; p=0,03) với ĐTĐTTK. Kết luận: Tỷ lệ ĐTĐTTK ở Gò Công tỉnh Tiền Giang là 4%. Chúng ta cần tầm soát ĐTĐTTK ở tất cả các thai phụ đặc biệt là các thai phụ có tuổi ≥25, đường niệu (+) và béo phì Từ khóa: đái tháo đường thai kỳ ABSTRACT THE PREVALENCE OF GESTATIONAL DIABETES MELLITUS AND RELATED FACTORS AT GO CONG OF TIEN GIANG PROVINCE IN 2010 Nguyen Thi Huyen, Ngo Thi Kim Phung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 258 - 263 Objectives: To estimate the prevalence of GMD and the related factors of the pregnant women at Go Cong of Tien Giang Province. Material and methods: We carried out a cross – sectional study on 749 pregnant women at 24-28 weeks gestation at Go Cong of Tien Giang Province, between November 2010 and March 2011. All pregnant women were screened with the screening test 50g oral glucose-1 hour and diagnosed with the OGTT 75g oral glucose-2 hour with ADA criteria (2007). Results: 30 cases (4%) of pregnant women were diagnosed GDM. The prevalence of GDM in high risk pregnant group is 6.9%. Three significant related factors of GDM were: age (OR=2.51; p= 0.04), BMI (OR=6.37; p= 0.001), glycosuria positive (OR=6.21; p= 0.03). Conclusion: The prevalance of GDM was 4%. We need to screen GDM in all pregnant women especially with some risk factors such as age ≥ 25, obesity and glycosuria positive. Key word: gestational diabetes mellitus. ĐĂT VẤN ĐỀ Đái tháo đường trong thai kỳ (ĐTĐTTK) là sự bất dung nạp carbohydrate gây nên sự tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ. Bệnh ĐTĐTTK còn bao gồm * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: PGS TS Ngô Thị Kim Phụng, ĐT: 0908917989 Email: drntkphung@gmail.com 258 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 những thai phụ đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai và chiếm khoảng 10% của ĐTĐTTK. ĐTĐTTK hầu hết không có triệu chứng và chỉ chẩn đoán được bằng xét nghiệm dung nạp glucose nên rất dễ bỏ sót. Tỷ lệ mắc mới ĐTĐTTK tăng cao trong 5 năm gần đây, nhất là khu vực Nam Á trong đó có Việt Nam. Tần suất ĐTĐTTK trên thế giới dao động từ 1-14%. Tỷ lệ phát hiện tùy thuộc chiến lược xét nghiệm và dân số tầm soát(1). Ước tính có khoảng 20% - 50% phụ nữ0020tcó ĐTĐTTK sẽ chuyển thành đái tháo đường type 2 trong 5-10 năm sau sanh(1). Nguy cơ của ĐTĐTTK không điều trị tốt sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề cho thai nhi. Đường huyết kiểm soát không tôt dễ làm sẩy thai, sanh non, chết lưu, tăng tỷ lệ chết chu sinh. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy việc phát hiện sớm, quản lý tốt và điều trị ĐTĐTTK kịp thời đã góp phần làm giảm những tai biến cho mẹ và thai, đặc biệt trong những cộng đồng nguy cơ cao(2,16). Tại tỉnh Tiền Giang, việc sàng lọc ĐTĐTTK cho các thai phụ cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Cho nên, chúng tôi tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tỷ lệ đái tháo đường trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Gò Công tỉnh Tiền Giang” nhằm xác định tỷ lệ ĐTĐTTK và các yếu tố liên quan khi mang thai để góp phần trong xây dựng các chương trình, kế hoạch chăm sóc tiền sản, nâng cao kiến thức về ĐTĐTTK, cải thiện và nâng cao tình trạng sức khỏe của bà mẹ và trẻ em tại địa phương. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang Đối tượng nghiên cứu Tất cả các thai phụ có tuổi thai từ 24 tuần đến 28 tuần. Tiêu chuẩn loại trừ Các thai phụ mắc bệnh lý nội khoa nặng hay đã có ĐTĐ. Sản Phụ Khoa Nghiên cứu Y học Thời gian tiến hành Từ tháng 11 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011 Phương pháp tiến hành Tiến hành xét nghiệm đường huyết bất kỳ cho tất cả các thai phụ tuổi thai từ 24 -28 tuần. Nếu thai phụ nào có kết quả đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl hay đường huyết lúc đói ≥ 140mg/dl thì được chẩn đoán ĐTĐTTK. Số thai phụ còn lại sẽ được tiến hành sàng lọc 2 bước: Nghiệm pháp sàng lọc 50g–1g khi kết quả sàng lọc ≥ 140mg/dl sẽ làm tiếp nghiệm pháp ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: