(1) Xác định tỷ lệ dây rốn quấn cổ thai nhi trong chuyển dạ. (2) Tìm ra mối liên quan dây rốn quấn cổ với các yếu tố nguy cơ và các kết cục trên thai. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại bệnh viện Hùng Vương. Sản phụ có tuổi thai từ 38 đến 42 tuần đang trong giai đoạn chuyển dạ được mời tham gia nghiên cứu. Các kết cục được đánh giá là: nước ối có nhuộm phân xu, hình ảnh biểu đồ tim thai có nhịp giảm bất thường, sanh giúp,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
TỶ LỆ DÂY RỐN QUẤN CỔ THAI NHI TRONG CHUYỂN DẠ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
TỶ LỆ DÂY RỐN QUẤN CỔ THAI NHI TRONG
CHUYỂN DẠ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ dây rốn quấn cổ thai nhi trong chuyển dạ. (2) T ìm ra
mối liên quan dây rốn quấn cổ với các yếu tố nguy cơ và các kết cục trên thai.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại bệnh viện Hùng Vương.
Sản phụ có tuổi thai từ 38 đến 42 tuần đang trong giai đoạn chuyển dạ đ ược mời
tham gia nghiên cứu. Các kết cục được đánh giá là: nước ối có nhuộm phân xu,
hình ảnh biểu đồ tim thai có nhịp giảm bất thường, sanh giúp, sanh mổ, chỉ số
Apgar 1, 5 phút, cân nặng trẻ lúc sanh, và trẻ nhập khoa sơ sinh. Phép kiểm chi
bình phương được dùng trong so sánh hai tỷ lệ và phép kiểm t hai đuôi được dùng
trong so sánh hai trung bình. Phân tích h ồi qui đa biến được dùng để hiệu chỉnh
cho các biến số gây nhiễu. Kết quả: 358 trẻ đủ ngày được sanh. Có 89 trường hợp
có dây rốn quấn cổ, chiếm tỷ lệ 24,8% và 269 trường hợp trẻ không có dây rốn
quấn cổ. So sánh hai nhóm trẻ có dây rốn quấn cổ với nhóm không có dây rốn
quấn cổ cho thấy ở nhóm có dây rốn quấn cổ tỷ lệ nhịp giảm xuất hiện nhiều h ơn
31,46% so với 5,58% (p Không tìm thấy sự khác biệt giữa hai nhóm về sanh giúp, trọng lượng thai, chỉ số
Apgar, và trẻ nhập khoa sơ sinh. Kết luận: Tỷ lệ dây rốn quấn cổ thai nhi trong
chuyển dạ là 24,8%. Dây rốn quấn cổ có kết hợp với các yếu tố nguy cơ như ối
nhuộm phân xu, hình ảnh nhịp tim thai bất th ường và mổ sanh. Tuy nhiên, chúng
tôi không tìm thấy mối liên quan dây rốn quấn cổ với trọng lượng thai, chỉ số
Apgar, và trẻ nhập khoa sơ sinh.
Prevelance of nuchal cord entanglement in labor and associated risk factors
Objective: (1) To determine the proportion of nuchal cord during intrapartum. (2)
To identify risk factors and outcomes associated with nuchal cord . Study design:
A cross-sectional study was conducted at Hungvuong Ob/Gyn hospital,
Hochiminh City. Three hundred and fifty-eight consecutive women between 38
and 42 weeks gestation age in during labor were recruited. Risk factors and
outcomes evaluated were meconium, non-reassuring fetal heart rate pattern
(NRFHR), need for operative delivery, cesarean delivery, 1 -minute and 5-minute
Apgar score < 7, birthweight, and admission to neonatal care. A comparison of
frequencies in the two groups was by chi-square testing and a comparison of
means by a two-tailed Student t test. Multiple logistic regression analysis was used
to adjust bias variables. Results: 358 term neonates were identified. Of these, 89
(24.8%) had a nuchal cord and 269 (75.2%) had no nuchal co rd at delivery.
Compared with no nuchal cord, pregnancy with nuchal cord were more likely to
exhibit an abnormal fetal heart rate pattern during advanced labor (31.46% vs
5.58%) (p sàng. Tỷ lệ dây rốn quấn cổ thay đổi từ 23 đến 33% [17], có tác giả báo cáo l ên tới
45%. Theo Clapp [5], dây rốn quấn cổ chiếm 37%. Đã có nhiều nghiên cứu cho
thấy dây rốn quấn cổ có liên quan đến các yếu tố bất lợi cho thai như: nhịp giảm
bất định, ối nhuộm phân xu [12, 15, 18] , tăng tỉ lệ mổ sanh [7, 11, 16], v à chỉ số
Apgar thấp [2,16].
Theo Nguyễn Ngọc Thoa [2], nghiên cứu cho thấy tỉ lệ thai suy trong nhóm có dây
rốn quấn cổ cao gấp 4 lần (p < 0,001). Cunningham và Gant [6] cho rằng trong
trường hợp có dây rốn quấn cổ thai nhi, trong quá tr ình sổ thai dây rốn có thể bị
xiết chặt và đủ để làm tắc nghẽn dòng máu qua dây rốn. Trường hợp mẹ rặn lâu,
rặn không có khoảng nghỉ thì có thể nguy hiểm cho em bé.
Odendaal [14] nghiên cứu ảnh hưởng dây rốn quấn cổ trên nhịp tim thai cho thấy
dây rốn quấn cổ không ảnh hưởng trên nhịp tim thai cơ bản, nhịp giảm sớm hay
nhịp giảm muộn. Tuy nhiên, nhịp giảm bất định thì xuất hiện cao hơn ở nhóm có
dây rốn quấn cổ với tỉ lệ 23% so với 7% (p< 0,001). Agrawal [3] cho rằng dây rốn
quấn cổ dường như là yếu tố chính gây hình ảnh nhịp tim thai không đảm bảo
(nonreassuring FHR pattern).
Clapp và cộng sự [5] nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tỉ số S/D của động mạch
não giữa (MCA: middle cerebral artery) (p khởi đầu cho sự tái phân bố lại dòng máu tới những vùng đặc biệt của não thai
trong nhiều trường hợp có dây rốn quấn cổ.
Tuy nhiên, dây rốn quấn cổ còn đang là vấn đề tranh luận qua nhiều năm và chưa
có một kết luận nào được cho là thoả đáng. Tại việt Nam chưa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề này. Với mong muốn có một chứng cứ khoa học chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu sau: (i) Xác định tỷ lệ dây rốn
quấn cổ thai nhi trong chuyển dạ, và (2) Tìm ra mối liên quan dây rốn quấn cổ với
các yếu tố nguy cơ trong chuyển dạ và các kết cục trên thai.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang tiến hành tại khoa Sanh bệnh viện Hùng Vương trong thời
gian từ ngày 23/02/2005 đến 30/03/2005. Các Sản phụ có tuổi thai từ 38 đến 42
tuần thoả các tiêu chuẩn chọn: đang chuyển dạ, có ...