Danh mục

Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to tại Bệnh viện Hùng Vương

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 299.38 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập về vấn đề: Phá thai to 13 đến 22 tuần tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các trường hợp phá thai nhưng dễ có ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ. Và mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ phá thai to và các yếu tố liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to tại Bệnh viện Hùng Vương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ ĐẾN PHÁ THAI TO TẠI BV HÙNG VƯƠNG Võ Minh Tuấn*, Nguyễn Lan Phương** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Phá thai to 13 đến 22 tuần tuy chiếm tỷ lệ không cao trong tổng số các trường hợp phá thai nhưng dễ có ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ phá thai to và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011 ở phụ nữ đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, được dùng thang điểm PHQ - 9 để tầm soát trầm cảm. Phỏng vấn các yếu tố về nhân khẩu, xã hội, tiền căn bệnh lý, hoàn cảnh kinh tế, tình trạng hôn nhân, các mối quan hệ trong gia đình và xã hội rồi so sánh giữa hai nhóm có tầm soát là trầm cảm và không trầm cảm. Kết quả: Khảo sát 391 trường hợp đến phá thai to tại bệnh viện Hùng Vương, tỷ lệ rối loạn trầm cảm là 41,4% với điểm cắt ≥ 10 theo thang PHQ - 9. Trầm cảm ở phụ nữ phá thai to liên quan với: tuổi (OR = 0,41, 95% CI= 0,22 - 0,75), tình trạng hôn nhân (OR = 0,48, 95% CI = 0,30 – 0,77), thời gian kết hôn (OR = 2,26, 95% CI = 1,35-3,78), mối quan hệ với chồng/bạn trai (OR = 4,03, 95% CI = 1,02 - 15,95), số lần sanh (OR= 0,38; 95% CI= 0,19 - 0,76). Kết luận: Những phụ nữ phá thai to nên được khám và tầm soát rối loạn trầm cảm để phát hiện sớm, tư vấn và có hướng chuyển chuyên khoa để điều trị kịp thời. Từ khóa: phá thai to, trầm cảm ABSTRACT PREVALENCE AND RISK FACTORS OF DEPRESSION AMONG LATE ABORTION WOMEN Vo Minh Tuan, Nguyen Lan Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 247 - 250 Objective: The rate of late abortion (13 - 22 wks) is not high comparing to all abortions. However the abortion strongly effects on women’s psychology. Our study aim is to examine the prevalence and risk factors of depression among those of women. Methodology: A cross - sectional study was conducted from October 2010 to July 2011 among women who came to HungVuong Hospital to be counselled before abortion at the second trimester. We used PHQ - 9 scale to screen their depression. Face-to-face interview for demographic, social, history of physical or mental disorder factors, we compared the odd of the factors between with and without depression groups. Result: With 391 subjects, rate of depression were 41.4%. There were some factors found that having significantly related with depression such as age (OR = 0.41, 95% CI= 0.22 – 0.75), materital status (OR = 0.48, 95% CI = 0.30 - 0.77), materital time (OR = 2.26, 95% CI = 1.35 - 3.78), quality of relation with parner (OR = 4.03, 95% CI = 1.02 - 15.95), parity (OR= 0.38, 95%CI= 0.19 - 0.76). Conclusion: We are in need of a health policy to screen the depression among women who came to health providers to be counslled before late abortion. * Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TPHCM **Bệnh viện Hùng Vương Tác giả liên lạc: PGS. TS Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn Sản Phụ Khoa 247 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Key words: late abortion, depression ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU Mục tiêu nghiên cứu Phá thai không chỉ là một vấn đề của y khoa mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như luật pháp, tôn giáo, đạo đức xã hội. Vì vậy, người phụ nữ khi quyết định phá thai, ngoài việc chấp nhận những tai biến có thể xảy ra trong quá trình điều trị mà còn phải chịu áp lực tâm lý về mặt xã hội, làm cho họ rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài, dễ dẫn đến rối loạn tâm thần kinh. Những rối loạn này bao gồm rối loạn trầm cảm, chấn thương tâm lý sau phá thai, rối loạn lo âu, tự tử... có thể làm cho người phụ nữ bị tách rời khỏi cuộc sống thường ngày và trở thành gánh nặng của xã hội. Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới xoay quanh hậu quả lên sức khỏe tâm thần của phá thai tuy rằng những bằng chứng hiện có về vấn đề này vẫn còn ở mức yếu, còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu chính Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ đến phá thai to từ 13 - 22 tuần tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng 10/2010 đến tháng 07/2011. Rối loạn trầm cảm là 1 hội chứng (nhóm các triệu chứng) phản ánh tâm trạng buồn rầu quá mức. Cụ thể hơn, sự buồn rầu của trầm cảm được mô tả bởi cường độ cao hơn và kéo dài hơn bởi triệu chứng nặng hơn và bất lực chức năng hơn mức bình thường. Phá thai to từ 13 đến 22 tuần tuổi thai tuy chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số các trường hợp phá thai nhưng do thời gian giữ thai kéo dài, thủ thuật phá thai phức tạp nên dễ có ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ (3, 4). Theo báo cáo thống kê y tế tại bệnh viện phụ sản Hùng Vương năm 2009, tổng cộng có 15.328 trường hợp đến nạo phá thai, trong đó có 2.246 trường hợp phá thai to, chiếm tỷ lệ khoảng 14%. Nhằm xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở phụ nữ ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: