Nguyên liệu: Chủ yếu có thể dùng một số loại cỏ, thân cây ngô, bẹ ngô, cỏ voi, dây khoai lang, dây lạc và cỏ họ đậu (không nên ủ xanh riêng một loại thuộc họ đậu, vì dễ bị thối, mà thường nên trộn với các loại cỏ họ hoà thảo). Hố ủ: Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện của từng nơi để chuẩn bị hố ủ. Hố ủ có thể làm chìm, có thể xây hoặc đắp nổi trên mặt đất, song nhìn chung cần bố trí ở nơi cao ráo, thoát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ủ chua thức ăn xanh cho gia súc Ủ chua thức ăn xanh cho gia súcNguyên liệu: Chủ yếu có thể dùng một số loại cỏ, thâncây ngô, bẹ ngô, cỏ voi, dây khoai lang, dây lạc và cỏ họđậu (không nên ủ xanh riêng một loại thuộc họ đậu, vì dễbị thối, mà thường nên trộn với các loại cỏ họ hoà thảo).Hố ủ: Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiện củatừng nơi để chuẩn bị hố ủ. Hố ủ có thể làm chìm, có thểxây hoặc đắp nổi trên mặt đất, song nhìn chung cần bố tríở nơi cao ráo, thoát nước tốt. Kích thước của hố ủ phụthuộc vào lượng thức ăn đem ủ. Thường hố có diện tích 1m3 ủ được 450 kg thân cây ngô hay 790 kg dây khoailang hoặc 580 kg cỏ voi, hay 640 kg cỏ dại. Căn cứ vàolượng thức ăn định ủ để tính kích thước khối ủ. Khi đàohố ủ, cần làm mặt trong thật nhẵn, nhất là ở các góc, đàohơi vát từ miệng xuống đáy để nén thức ăn được chặt-đảm bảo môi trường yếm khí. Nếu có điều kiện có thểdùng tấm nilon hoặc tấm bạt lót đáy, xung quanh và nóccủa khối ủ càng tốt.Kỹ thuật ủ chua: Nguyên liệu thu hoạch đến đâu phảiđược vận chuyển về ngay đến đó để tiến hành ủ. Nếunguyên liệu có kích thước lớn (dài) thì nên cắt theo kíchthước sau: Thân cây ngô: 3-6 cm; cỏ voi: 2-5 cm; vì để tohoặc dài quá thì khó nén chặt để tạo yếm khí. Trước khixếp thức ăn vào hố ủ cần chú ý tới độ ẩm, hàm lượngđường trong thức ăn,... Nếu thức ăn nhiều nước thì phảiphơi tái qua, nếu ít nước thì vẩy thêm vào. Hàm lượngnước trong thức ăn thích hợp là 65-75%. Để xác địnhnhanh, chúng ta có thể dùng tay vặn thử một nắm thức ăn,nếu thấy nước chảy từng giọt thì có nghĩa là lượng nướctrong thức ăn khoảng hơn 75%. Hàm lượng đường trongthức ăn thích hợp là 1-1,5%. Thức ăn có hàm lượngđường cao thì ủ chua càng dễ (cây ngô non, dây lang).Đối với những loại thức ăn có hàm lượng đường quá thấp,cần cho thêm 1% bôt ngô để tăng cường lên men và tránhbị thối.Khi cho thức ăn vào hố ủ, nên rải ít một, lần lượt từng lớprồi nén (đầm hay dẫm) thật chặt. Đặc biệt cần chú ý ở 4góc và xung quanh thành hố. Làm lần lượt từng lớp, xonglớp này mới cho lớp khác, tới khi đầy hố thì thôi. Vì saukhi ủ, thức ăn còn tự lún xuống, nên cần chú ý chất thứcăn cao hơn mặt hố 30-60 cm. Ủ chua thức ăn của một hốhay đống nên tiến hành gọn trong một ngày. Sau khi chấtvà nén hết số nguyên liệu có được cần phủ một lớp rơmlên trên rồi trát một lớp đất bùn và trên cùng là một lớpđất dày 20-30 cm (tốt nhất là đất sét). Nếu khi ủ đượcphủ/bọc bởi tấm nilon hoặc bạt thì không cần trát bùn.Sau cùng để tránh mưa, nắng cần làm lán hoặc dựng phênliếp che lên trên đống ủ.Nếu hố ủ bằng đất không có nilon hoặc bạt bao thì nên cómột lớp rơm lót xuống đáy và xung quanh để hạn chếnước ở ngoài ngấm vào. Hố ủ nên được chuẩn bị trước 2-3 ngày để phơi nhằm giảm bớt độ ẩm trong hố.Bảo quản khối thức ăn ủ chua: Yêu cầu của khối thức ăn ủlà luôn luôn phải yếm khí, vì vậy phải thường xuyên kiểmtra khối ủ, nếu phát hiện lớp bọc bị lún sụt, rạn nứt hayrách phải khắc phục ngay, tránh để không khí lọt vào sẽgây thối thức ăn ủ.Tùy theo loại nguyên liệu trong khối ủ mà thời gian bảoquản có thể khác nhau: Thân cây, lá ngô ủ 3-5 tuần; cỏvoi 5-7 tuần, cây họ đậu 2-3 tháng. Nhìn chung, sau khi ủ10-15 ngày thì kiểm tra chất lượng thức ăn trong hố ủ,thức ăn lúc này đã có thể lấy cho trâu bò, dê, hươu sửdụng được