Danh mục

Ứng dụng công nghệ GPS xây dựng lưới khống chế địa chính phục vụ công tác xây dựng bản đồ địa chính tại xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.24 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ứng dụng công nghệ GPS trong xây dựng lưới khống chế địa chính mang lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và kinh tế. Từ 3 gốc và 4 máy thu GPS, nhóm nghiên cứu đã xây dựng lưới địa xã Đan Hội gồm 12 điểm (3 điểm gốc, 9 điểm mới) trong 1 ngày đo với 9 ca đo. Quá trình tính cạnh thu được 26 cạnh có sai số nhỏ hơn yêu cầu của quy phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ GPS xây dựng lưới khống chế địa chính phục vụ công tác xây dựng bản đồ địa chính tại xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 6 (9/2016) tr 129 - 137 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS XÂY DỰNG LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CÔNG TÁC XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TẠI XÃ ĐAN HỘI, HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG Nguyễn Đức Lộc Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ GPS trong xây dựng lưới khống chế địa chính mang lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và kinh tế. Từ 3 gốc và 4 máy thu GPS, nhóm nghiên cứu đã xây dựng lưới địa xã Đan Hội gồm 12 điểm (3 điểm gốc, 9 điểm mới) trong 1 ngày đo với 9 ca đo. Quá trình tính cạnh thu được 26 cạnh có sai số nhỏ hơn yêu cầu của quy phạm. Sau khi bình sai lưới xác định được tọa độ của 9 điểm địa chính và 26 cạnh sau bình sai thỏa mãn các yêu cầu của quy phạm. Từ khóa: Lưới khống chế địa chính, GPS, cạnh, bình sai. 1. Đặt vấn đề Bản đồ địa chính xã Đan Hội được thành lập từ năm 2006, do biến động đất đai, các thông tin không gian và thuộc tính đã thay đổi nhưng không được cập nhật, chỉnh lý thường xuyên nên không còn chính xác. Nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và hệ thống thông tin đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã Đan Hội thì việc xây dựng bản đồ địa chính mới là cần thiết. Hiện nay, bản đồ địa chính chủ yếu thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa. Theo phương pháp này, việc xây dựng hệ thống lưới địa chính và lưới chống chế đo vẽ là bắt buộc. Độ chính xác của lưới địa chính ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của lưới khống chế đo vẽ và độ chính xác của bản đồ địa chính. Lưới địa chính có thể xây dựng theo dạng lưới đường chuyền hoặc tam giác. Giá trị các góc, cạnh trong lưới được đo bằng các máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao với nhiều lần đo (cạnh đo ít nhất 3 lần, góc đo ít nhất 4 lần [1]). Phương pháp lưới tam giác và lưới đường chuyền đáp ứng tốt yêu cầu độ chính xác của lưới địa chính nhưng có nhược điểm là khó khăn trong chọn điểm thiết kế lưới và thời gian đo kéo dài. Tại Việt Nam, công nghệ GPS đã và đang được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của Trắc địa. Nguyễn Quang Phúc và các cộng sự (2011) đã ứng dụng công nghệ GPS trong việc quan trắc chuyển dịch ngang các công trình xây dựng [3]. Nguyễn Ngọc Giang và Nguyễn Quang Minh (2013) đã xác định độ thẳng đứng của tòa nhà Lotte Tower (Hà Nội) bằng phương pháp đo GPS tĩnh [4]. Võ Chí Mỹ và các cộng sự (2014) đã ứng dụng công nghệ GPS trong quản lý các phương tiện vận tải trên các mỏ lộ thiên [5]. Nguyễn Văn Sáng và Nguyễn Thanh Tâm (2014) đã ứng dụng công nghệ GPS trong công tác đo cao vệ tinh trên biển Đông [6]. Vũ Tiến Quang (2001) đã nghiên cứu khả năng ứng dụng phương pháp GPS động trong đo đạc bản đồ tỷ lệ lớn [7]. Lê Thanh Hiệp và các cộng sự (2013) đã xác định được các ưu điểm của phương pháp đo vẽ bản đồ Ngày nhận bài: 11/8/2016. Ngày nhận đăng: 25/9/2016 Liên lạc: Nguyễn Đức Lộc, e - mail: nguyenducloc@vnua.edu.vn 129 địa chính bằng phương pháp đo GPS động so với sử dụng máy toàn đạc điện tử [8]. Các nghiên cứu kể trên đều cho thấy rằng, ứng dụng công nghệ GPS trong các công tác trắc địa mang lại độ chính xác cao, rút ngắn thời gian đo đạc, nâng cao hiệu quả kinh tế. Do đó, chúng tôi ứng dụng công nghệ GPS để xây dựng lưới địa chính tại xã Đan Hội, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm nghiên cứu Đan Hội là một xã miền núi, nằm ở phía tây nam của huyện Lục Nam, có diện tích tự nhiên là 1021,63 ha. Địa hình chủ yếu là đồi núi, bị chia cắt thành nhiều khu với nhiều dạng khác nhau. Diện tích khu đo bao gồm đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, đất khu dân cư và đất rừng sản xuất. Với đặc điểm là hình thể thửa đất phức tạp, lớp thực phủ dày, độ che khuất lớn gây nhiều khó khăn cho công tác xây dựng lưới địa chính và công tác đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính. 2.2. Vật liệu nghiên cứu a. Bốn máy thu GPS X20 1 tần số (HUACE, Trung Quốc) có sai số đo cạnh mD = ±5mm + 1 ppm phục vụ đo lưới địa chính (Hình 1). b. Tài liệu trắc địa, bản đồ Trên khu vực xã Đan Hội và hai xã lân cận đã có 3 điểm địa chính cơ sở có tọa độ được xác định trong hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107, múi chiếu 3. Tên và tọa độ các điểm đó được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Tọa độ các điểm địa chính cơ sở Tọa độ Độ cao STT Số hiệu H(m) Ghi chú Địa danh X(m) Y(m) 1 105467 2347402,965 431862, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: