Ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học Mác - Lênin
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.12 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khoa học Mác – Lênin là môn khoa học nội dung thiên về lý luận, kiến thức mang tính trừu tượng cao và tính thực tiễn sâu sắc. Hầu hết các nội dung giảng dạy đều sử dụng phương pháp thuyết trình mang tính “áp đặt” người học. Việc sử dụng CNTT với các hình ảnh, thông tin sự kiện…. làm cho các nội dung đó phong phú, đa dạng, dễ được người học tiếp nhận và khắc sâu kiến thức hơn. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học Mác - Lênin Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 119 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỔ TRỢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN ThS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI Trong xu thế của thời đại ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ và tri thức khoa học, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia. Vì vậy, hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục ở bậc Cao đẳng, Đại học phải đi theo hướng nâng cao tri thức, kỹ năng lao động, khả năng canh tranh. Trước tình hình đó, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động và thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD& ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ”. Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên bộ môn khoa học Mác – Lênin đã không ngừng đổi mới phương pháp: từ vận dụng phương pháp dạy học như đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm đến hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học, tự nghiên cứu… Một số giảng viên đã kết hợp các phương pháp dạy học trên với việc ứng dụng công nghệ thông tin để giờ dạy trở nên sinh động, hiệu quả, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh, sinh viên. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học Mác- Lênin đã đạt được những kết quả khả quan, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Bài viết này muốn khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin. 1. Ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học môn khoa học Mác-Lênin Khoa học Mác –Lênin là môn khoa học nội dung thiên về lý luận, kiến thức mang tính trừu tượng cao và tính thực tiễn sâu sắc. Hầu hết các nội dung giảng dạy đều sử dụng phương pháp thuyết trình mang tính “áp đặt” người học. Việc sử dụng CNTT với các hình ảnh, thông tin sự kiện…. làm cho các nội dung đó phong phú, đa dạng, dễ được người học tiếp nhận và khắc sâu kiến thức. Sau những tiết dạy có ứng dụng CNTT, chúng tôi đã trao đổi với người học và được biết, ngoài những hạn chế khi sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy cần khắc phục, đa số sinh viên thích thú khi được học những giờ có ứng dụng CNTT . Bởi vì theo các em, những giờ đó giàu thông tin, hình ảnh minh họa nên giờ học sinh động, dễ hiểu và nhớ lâu hơn. Sau đây là một vài ví dụ minh họa, so sánh về hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin. Ví dụ 1: Môn Triết học Mác- Lênin Chương I: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội * Giảng dạy không có sự hỗ trợ của CNTT: Khi lên lớp, ở chương này, chúng tôi thường sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm… để truyền đạt các nội dung . Chẳng hạn, một trong những nội dung cần làm rõ ở Chương I là khái niệm Triết học. Đây là một khái niệm trừu tượng, quan niệm của Phương Đông 119 Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 120 và Phương Tây khác nhau. Ở phần này, GV đặt câu hỏi Triết học là gì? Sinh viên trả lời xong, GV sẽ rút ra kết luận: Ở Phương Đông: Triết học (theo nguyên nghĩa chữ Hán) có nghĩa là trí (tức là sự hiểu biết sâu sắc của con người về đạo lý. Ở PhươngTây: Triết học là Philosophy (theo tiếng HyLạp) có nghĩa là yêu mến sự thông thái. => Cho dù ở Phương Đông hay Phương Tây có những quan điểm khác nhau về Triết học thì ngay từ đầu Triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin :Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. * Giảng dạy có sự hỗ trợ của CNTT: Ở phần này, GV đặt câu hỏi: Triết học là gì? Tuy nhiên, sau khi kết luận, GV chiếu những hình ảnh đưới đây minh họa cho kết luận của mình: Ở Phương Đông: (Triết) (Khẩu) (Trí tuệ) HAI CÁCH LÝ GIẢI THUẬT NGỮ “TRIẾT” TRONG HÁN TỰ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học Mác - Lênin Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 119 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỔ TRỢ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC MÁC-LÊNIN ThS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI Trong xu thế của thời đại ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ và tri thức khoa học, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực trở thành quốc sách hàng đầu của nhiều quốc gia. Vì vậy, hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục ở bậc Cao đẳng, Đại học phải đi theo hướng nâng cao tri thức, kỹ năng lao động, khả năng canh tranh. Trước tình hình đó, trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động và thực hiện phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ thị số 29/2001/CT- BGD& ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ”. Trong những năm qua, đội ngũ giảng viên bộ môn khoa học Mác – Lênin đã không ngừng đổi mới phương pháp: từ vận dụng phương pháp dạy học như đàm thoại, nêu vấn đề, thảo luận nhóm đến hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học, tự nghiên cứu… Một số giảng viên đã kết hợp các phương pháp dạy học trên với việc ứng dụng công nghệ thông tin để giờ dạy trở nên sinh động, hiệu quả, thu hút được sự tham gia tích cực của học sinh, sinh viên. Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn khoa học Mác- Lênin đã đạt được những kết quả khả quan, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Bài viết này muốn khẳng định hiệu quả của việc ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin. 1. Ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học môn khoa học Mác-Lênin Khoa học Mác –Lênin là môn khoa học nội dung thiên về lý luận, kiến thức mang tính trừu tượng cao và tính thực tiễn sâu sắc. Hầu hết các nội dung giảng dạy đều sử dụng phương pháp thuyết trình mang tính “áp đặt” người học. Việc sử dụng CNTT với các hình ảnh, thông tin sự kiện…. làm cho các nội dung đó phong phú, đa dạng, dễ được người học tiếp nhận và khắc sâu kiến thức. Sau những tiết dạy có ứng dụng CNTT, chúng tôi đã trao đổi với người học và được biết, ngoài những hạn chế khi sử dụng CNTT trong quá trình giảng dạy cần khắc phục, đa số sinh viên thích thú khi được học những giờ có ứng dụng CNTT . Bởi vì theo các em, những giờ đó giàu thông tin, hình ảnh minh họa nên giờ học sinh động, dễ hiểu và nhớ lâu hơn. Sau đây là một vài ví dụ minh họa, so sánh về hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin. Ví dụ 1: Môn Triết học Mác- Lênin Chương I: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội * Giảng dạy không có sự hỗ trợ của CNTT: Khi lên lớp, ở chương này, chúng tôi thường sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm… để truyền đạt các nội dung . Chẳng hạn, một trong những nội dung cần làm rõ ở Chương I là khái niệm Triết học. Đây là một khái niệm trừu tượng, quan niệm của Phương Đông 119 Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học 120 và Phương Tây khác nhau. Ở phần này, GV đặt câu hỏi Triết học là gì? Sinh viên trả lời xong, GV sẽ rút ra kết luận: Ở Phương Đông: Triết học (theo nguyên nghĩa chữ Hán) có nghĩa là trí (tức là sự hiểu biết sâu sắc của con người về đạo lý. Ở PhươngTây: Triết học là Philosophy (theo tiếng HyLạp) có nghĩa là yêu mến sự thông thái. => Cho dù ở Phương Đông hay Phương Tây có những quan điểm khác nhau về Triết học thì ngay từ đầu Triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin :Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó. * Giảng dạy có sự hỗ trợ của CNTT: Ở phần này, GV đặt câu hỏi: Triết học là gì? Tuy nhiên, sau khi kết luận, GV chiếu những hình ảnh đưới đây minh họa cho kết luận của mình: Ở Phương Đông: (Triết) (Khẩu) (Trí tuệ) HAI CÁCH LÝ GIẢI THUẬT NGỮ “TRIẾT” TRONG HÁN TỰ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ứng dụng Công nghệ thông tin Đổi mới phương pháp dạy học Phương pháp dạy học môn Mác - Lênin Vai trò của Triết học Mác - Lênin Giải pháp ứng dụng CNTT trong giảng dạy Xây thư viện tư liệuTài liệu liên quan:
-
6 trang 319 1 0
-
176 trang 278 3 0
-
10 trang 247 0 0
-
177 trang 231 0 0
-
Tài liệu dạy học và vai trò của tài liệu trong việc dạy và học
3 trang 156 0 0 -
Giáo trình Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản – ĐH Duy Tân
100 trang 151 0 0 -
Luận văn : Xây dựng chương trình sắp xếp lịch trực bác sĩ
61 trang 142 0 0 -
3 trang 141 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra đánh giá môn Tin học
11 trang 135 1 0 -
5 trang 126 0 0