Danh mục

Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 370.60 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh" với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Trần Phạm Huyền Trang Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Trong những năm gần đây, cụm từ “kỹ năng mềm” đã được nhắc đến nhiềuhơn trong môi trường đại học, nhưng không phải trường đại học nào cũng có những chính sáchđào tạo đặc biệt về kỹ năng mềm cho sinh viên. Đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh,kỹ năng mềm là hành trang giúp thích nghi với sự biến hóa không ngừng của xã hội. Những kỹnăng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm… sẽ cóảnh hưởng đến sự “thành - bại” trong công việc của một nhà quản trị sau này. Đặc biệt, cuộcCách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một hướng tiếp cận mới nhất là trong cách đào tạo kỹnăng này cho sinh viên. Bài viết này với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạokỹ năng mềm cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh. Từ khóa: kỹ năng mềm, sinh viên, quản trị kinh doanh 1. Đặt vấn đề Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống conngười như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… Theo Tiến sĩ Đào Lê Hòa An (Học viện Cán bộTP. Hồ Chí Minh), bộ ba kỹ năng quan trọng mà một sinh viên cần phải có trước khi tốt nghiệpchính là “kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và thái độ cư xử”. Do vậy, để sinh viên nhanhchóng thích nghi với thị trường lao động và cuộc sống, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viêntrong các trường đại học hiện nay là vấn đề quan trọng trong thời kỳ kinh tế hội nhập và pháttriển. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy các môn học nói chung vớiđào tạo kỹ năng mềm nói riêng sẽ giúp nhằm tăng hiệu quả và chất lượng của giáo dục. Qua đógiúp người học trang bị được những kỹ năng, tri thức, giải quyết vấn đề… phát triển khả năngtư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các giác quan của con người. Vậy, việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh như thếnào? Bài viết sẽ làm rõ về vấn đề này. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Khái niệm kỹ năng mềm Có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau khi nói về kỹ năng mềm, tùy thuộc vàolĩnh vực nghề nghiệp, ngữ cảnh, góc nhìn của mỗi người mà có cách tiếp cận riêng. Theo trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa thì: “Kỹ năng mềm (hay còngọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹnăng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnhđạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…” (trích Wikipedia). 268 - Kỹ năng mềm - kỹ năng tự quản lý (Soft Skill - Self-management skills) là những kỹnăng giúp chúng ta có thể điều khiển cảm xúc và hành vi cá nhân. Ví dụ như: kiên nhẫn, tự tin,quản lý căng thẳng, quản lý sự tức giận… - Tác giả Forland, Jeremy cho rằng: “Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xãhội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhậpxã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi,đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung sống và tương tác với cá nhânkhác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng”. [6]. - Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thứcchúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyênmôn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiếnthức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người đểtạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc” [7]. - Michal Pollick tiếp cận dưới góc nhìn kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về trí tuệcảm xúc (EQ): “Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ (Emotion IntelligenceQuotient), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sựthân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc” [8]. - Tác giả Giusoppe Giusti cho rằng, kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của nănglực hành vi: “Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, đặc biệt là nhữngkỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm thường gắn liền với những thể hiệncủa tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất “người” củacon người” [9]. Khác với kỹ năng cứng được hiểu là trình độ chuyên môn, kiến thức chuy ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: