Danh mục

Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.82 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những bước phát triển đột phá trong lĩnh vực quân sự nói chung, trong nâng cao hiệu quả tác chiến nói riêng. Bài viết phân tích cơ sở ứng dụng công nghệ AI và khả năng hỗ trợ cho hoạt động của người chỉ huy và cơ quan trong điều kiện tác chiến mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược Công nghệ thông tin ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN CẤP CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC Nguyễn Long1*, Lê Mạnh Cường2, Nguyễn Thanh Hải1 Tóm tắt: Các mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những bước phát triển đột phá trong lĩnh vực quân sự nói chung, trong nâng cao hiệu quả tác chiến nói riêng. Là một trong những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) là cơ sở tạo ra các hệ thống tích hợp thông minh hỗ trợ hiệu quả, mang tính đột phá trong công tác của người chỉ huy và tham mưu trong tác chiến chiến dịch chiến lược đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Bài báo phân tích cơ sở ứng dụng công nghệ AI và khả năng hỗ trợ cho hoạt động của người chỉ huy và cơ quan trong điều kiện tác chiến mới. Từ khóa: AI; Trí tuệ nhân tạo; CMCN 4.0; Chiến dịch; Chiến lược. 1. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) là một cuộc cách mạng tạo ra nhiều chuyển biến mang tính đột phá trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kỹ thuật số, những phát kiến trong công nghệ xử lý tri thức như: trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning – ML), học sâu (Deep Learning - DL),... vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT), cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) là những cơ sở quan trọng để tạo ra các sản phẩm trí tuệ, thông minh có khả năng giải quyết nhiều bài toán hóc búa của đời sống xã hội. Trong đó, trí tuệ nhân tạo, với cơ chế tạo lập suy luận logic giống con người là một trong những thành phần cơ bản, quan trọng quyết định nên tính “thông minh” khả năng giải quyết linh hoạt, tối ưu các bài toán của các hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Trí tuệ nhân tạo là là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người [1, 2]. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính [6]. Trí tuệ nhân tạo làm việc trên cơ sở tri thức được số hóa và xây dựng quan hệ logic trên máy tính, giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi [2, 4]. Trí tuệ nhân tạo ngoài việc sử dụng dữ liệu tri thức để đưa ra những kết quả suy luận còn có đặc trưng tự học thông qua kinh nghiệm xử lý, tương tác, kiểm nghiệm kết quả từ những suy luận với thực tiễn. Thành phần quan trọng của trí tuệ nhân tạo chính là cơ sở tri thức và cơ chế suy luận, nó cũng tương đồng với những việc bộ não sử dụng những dữ liệu chuyên môn và những kiến thức được đào tạo, huấn luyện để đưa ra hướng giải quyết một vấn đề [3]. Sự khác nhau về dữ liệu tri thức, cơ chế suy luận là cơ sở để phân loại các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong thực tế. Bài báo này nghiên cứu những cơ sở để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo vào trong lĩnh vực tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa quân đội, hướng đến xây dựng hệ thống tự động hóa chỉ huy toàn quân. 2. THIẾT KẾ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO CHO BÀI TOÁN HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN CHIẾN DỊCH, CHIẾN LƯỢC Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tác chiến chiến dịch, chiến lược là việc áp dụng những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo để tạo ra các hệ thống tích hợp 94 N. Long, L. M. Cường, N. T. Hải, “Ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo … chiến lược.” Thông tin khoa học công nghệ hỗ trợ công tác cho người chỉ huy và tham mưu trong giai đoạn tổ chức chuẩn bị và thực hành tác chiến chiến dịch, chiến lược. Trên cơ sở thành phần của hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo, để ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo hiệu quả, sát với yêu cầu thực tế của hoạt động tác chiến, đặc biệt là về nghệ thuật quân sự, hệ thống cần được thiết kế thành phần cơ bản sau: Cơ sở dữ liệu tri thức: đây là thành phần dữ liệu quan trọng, quyết định nội dung của các hệ thống hỗ trợ. Trong lĩnh vực tác chiến, dữ liệu tri thức bao gồm các nội dung thành phần như: Thành phần thông tin tác chiến, nội dung bao gồm thông tin về địa bàn tác chiến, đây là thông tin về địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn, cùng những thông tin về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... của các khu vực địa bàn tác chiến; thông tin về đối tượng tác chiến: thông tin về tổ chức lực lượng, số hiệu, biên chế trang bị, kinh nghiệm, sở trường, sở đoản, âm mưu, thủ đoạn tác chiến,... thông tin về ta: thông tin về tổ chức biên chế, số hiệu, biên chế trang bị, kinh nghiệm về lãnh đạo, tổ chức chỉ huy và hiệp đồng,... thông tin về các loại vũ khí, trang bị: tên gọi, tổ chức ê kíp, khả năng tác chiến, ưu, nhược điểm,... và các thông tin phục vụ cho đánh giá tình hình tác chiến khác [7]. Thành phần thông tin này được tổ chức phân loại, liên kết và tổ chức lưu giữ dưới dạng cấu trúc trong cơ sở dữ liệu tri thức. Thành phần thông tin nguyên tắc, nội dung được số hóa thành dữ liệu dưới các dạng luật, mệnh đề logic của các nguyên tắc tác chiến của từng quân, binh chủng, ngành. Đặc biệt, các biện pháp tác chiến, nguyên tắc lý luận về nghệ thuật quân sự, nghệ thuật tác chiến được số hóa, lượng hóa để đưa vào làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế suy luận. Ngoài ra, thành phần dữ liệu cũng được cập nhật những kiến thức chuyên gia được đưa vào từ nhận định, đánh giá chủ quan của các chuyên gia nghệ thuật quân sự, từ thực tiễn. Đây là thành phần hết sức quan trọng, vấn đề bảo mật cần được đặt ra ở mức cao nhất về cả khía cạnh quản lý, sử dụng cũng như các biện pháp kỹ th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: