Danh mục

Ứng dụng công nghệ trong việc chuyển đổi du lịch theo định hướng tuần hoàn tại Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.44 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tình hình hiện nay tại Việt Nam và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiện đại nổi bật trong ngành du lịch từ các Quốc gia đi trước. Từ đó, đề xuất giải pháp để phát triển công nghệ cho công cuộc chuyển đổi du lịch tuần hoàn tại nước nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng công nghệ trong việc chuyển đổi du lịch theo định hướng tuần hoàn tại Việt Nam ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC CHUYỂN ĐỔI DU LỊCH THEO ĐỊNH HƯỚNG TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Ngân Anh1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một; *email: anhntn.cnvh@tdmu.edu.vn.TÓM TẮT Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nền kinh tế tuyến tính hiện nay đang dầnđược thay thế bởi mô hình nền kinh tế tuần hoàn (KTTH). Du lịch, một trong những ngành kinhtế mũi nhọn của Quốc gia, có thể gây ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động khai thácdu lịch. Các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp chúng ta đẩy nhanhquy trình sản xuất nhưng vẫn đảm bảo sử dụng ít nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên hơn,hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ứng dụng côngnghệ hiện đại trong việc phát triển mô hình du lịch tuần hoàn (DLTH) trên Thế Giới nói chungvà ở Việt Nam nói riêng vẫn còn khá hiếm. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá tình hình hiệnnay tại Việt Nam và kinh nghiệm ứng dụng công nghệ hiện đại nổi bật trong ngành du lịch từcác Quốc gia đi trước. Từ đó, đề xuất giải pháp để phát triển công nghệ cho công cuộc chuyểnđổi DLTH tại nước nhà. Hầu hết các giải pháp đều xoay quanh việc sử dụng công nghệ thôngminh trong vấn đề tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nguồn nước, sử dụng năng lượng thay thế,hạn chế rác thải, tái chế, tái sử dụng, và tăng vòng đời sản phẩm.Từ khoá: công nghệ, du lịch tuần hoàn, giải pháp, kinh tế tuần hoàn, Việt Nam.Abstract APPLICATION OF TECHNOLOGY IN THE TRANSITION TO CIRCULAR ECONOMY IN TOURISM Towards the goal of sustainable development, the current linear economy is graduallybeing replaced by the circular economy model. Tourism, one of the key economic sectors of thecountry, has been contributing to the environmental degradation through tourism exploitationactivities. The achievements of the industrial revolution 4.0 can help us speed up the productionprocess while still using less raw materials and natural resources. However, studies on theapplication of modern technology in developing the circular tourism model are still quite rare.The article focuses on analyzing and evaluating the current situation toward this issue inVietnam and modern technology application experiences in the tourism industry from developedcountries. From these, this paper will propose possible solutions for the transition of circulartourism through modern technology. Most strategies that have been applied in developedcountries concentrates on smart technology application in energy saving, water saving,alternative energy use, waste reduction, recycling, reuse, and increasing product life cycle.Keywords: circular economy, circular tourism, strategies, technology, Vietnam. 1841. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu, mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, suy giảmtầng ozone…là những vấn đề cấp bách chủ yếu xảy ra do các hoạt động kinh tế, sản xuất, phânphối và tiêu thụ vượt quá ranh giới của tự nhiên. Theo các nhà khoa học, nếu chúng ta tiếp tụcduy trì mô hình kinh tế tuyến tính hiện tại thì sau 30 năm, con người sẽ cần đến 3 hành tinh mớicó thể đáp ứng được nhu cầu của mình (United Nations, 2021). Hậu quả của nó không chỉ dừnglại ở việc ảnh hưởng môi trường mà còn đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của chính loài người trongtương lai. Mô hình kinh tế tuyến tính hiện nay lấy trực tiếp tài nguyên của Trái Đất vào quá trìnhsản xuất, sau quá trình tiêu thụ sẽ đào thải chúng trở lại môi trường, gây lãng phí. Vì thế, cần phảithay đổi mô hình sản xuất, tiêu thụ hiện nay sao cho giảm thiểu tối đa việc sử dụng nguồn nănglượng thô từ tự nhiên, tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm và quản lý vòng đời hiệu quả. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững, mô hình KTTH đã ra đời, tập trung vào các lợi íchtích cực cho toàn xã hội, được các chuyên gia, các doanh nghiệp quan tâm phát triển. Mô hìnhkinh tế này khuyến khích tái sử dụng các sản phẩm, sử dụng các nguồn nguyên liệu có thể táitạo thay vì loại bỏ chúng hoàn toàn và khai thác các nguồn tài nguyên mới. Hơn 91% tài nguyêncon người khai thác từ Trái Đất đang bị lãng phí (Circle economy, 2021). Như vậy, chỉ cókhoảng 9% nền kinh tế được tuần hoàn, cho thấy chúng ta đang sản xuất và tiêu thụ không hợplý, chưa đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 12 – Sản xuất và Tiêu dùng có trách nhiệm. Cùng với xu thế phát triển của toàn Thế giới, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu, thửnghiệm các biện pháp nhằm từng bước chuyển dịch nền kinh tế theo định hướng tuần hoàn. Dulịch là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của Quốc gia, đóng góp trực tiếp vào GDPhơn 9% cùng với lượng khách Quốc tế cao kỷ lục (Statista, 2019). Tuy nhiên, bên cạnh nhữngđóng góp tích cực cho nền kinh tế nước nhà, du lịch cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đếnmôi trường tự nhiên và xã hội, tạo ra lượng thải cacbon đáng kể thông qua các hoạt động du lịch.Chính vì thế, cần có một chính sách cụ thể nhằm áp dụng mô hình KTTH cho ngành du lịch. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các bước đột phá được thúc đẩy bởi các đổimới công nghệ (như AI, IoT, VR và AR…) đang là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quantâm và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm ngành du lịch. Các tập đoàn kinh doanh lớncùng với các tổ chức nghiên cứu về DLTH tại các nước trên Thế Giới đã thử nghiệm và áp dụngcông nghệ kỹ thuật hiện đại vào mô hinh kinh doanh, ghi nhận được nhiều hiệu quả tích cực,giảm thiểu tác hại đến tự nhiên. Tuy vậy, Việt Nam chỉ mới bước vào giai đoạn đầu tiên củaviệc chuyển đổi du lịch theo định hướng tuần hoàn, cần thêm nhiều nghiên cứu và thử nghiệm,trong đó, vai trò của sự phát triển công nghệ cao để tối ưu hoá các nguồn tài nguyên đối vớicông cuộc chuyển đổi này là yếu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: