Danh mục

Ứng dụng của hạ tầng đo đếm tiên tiến trong lưới điện thông minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.53 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết tập trung vào các giải pháp thu thập số liệu tự động đã được triển khai và hoạt động hiệu quả tại EVNCPC, phân tích và làm rõ các ứng dụng thực tế trong việc sử dụng dữ liệu đo xa của hệ thống AMI để tính các bài toán kỹ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng của hạ tầng đo đếm tiên tiến trong lưới điện thông minh112 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 ỨNG DỤNG CỦA HẠ TẦNG ĐO ĐẾM TIÊN TIẾN TRONG LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH Ban Kinh doanh - EVNCPC Tóm tắt: Dựa trên nền tảng công nghệ truyền thông hai chiều, hạ tầng đo đếm tiên tiến (AMI - Advanced Metering Infrastructure) là nhân tố then chốt và thiết yếu trong việc xây dựng và vận hành hệ thống Lưới điện thông minh. Nội dung bài báo tập trung vào các giải pháp thu thập số liệu tự động đã được triển khai và hoạt động hiệu quả tại EVNCPC, phân tích và làm rõ các ứng dụng thực tế trong việc sử dụng dữ liệu đo xa của hệ thống AMI để tính các bài toán kỹ thuật. Với hệ thống phần mềm và phần cứng đồng bộ đã giải quyết tận gốc vấn đề thu thập, quản lý số liệu đo đếm tự động hoàn toàn phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý điều hành, sản xuất kinh doanh điện năng của EVNCPC, qua đó đáp ứng lộ trình xây dựng lưới điện thông minh của EVN, góp phần minh bạch trong công tác kinh doanh điện năng - điều mà ngành Điện đang hướng tới.1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, với những tính năng vượt trội về độ chính xác cao vàkhả năng ứng dụng công nghệ đo xa, công tơ điện tử đã và đang được các đơn vị thuộcEVN sử dụng rộng rãi tại các nhà máy điện, các đơn vị quản lý phân phối điện và cáckhách hàng thuộc diện sản xuất/kinh doanh/dịch vụ. Tuy nhiên, đa phần các công tơđiện tử này chủ yếu được sử dụng giải pháp thu thập dữ liệu bán tự động thông qua thiếtbị cầm tay HHU (Handheld Unit). Đến năm 2013, thực hiện chủ trương của EVN trongcông tác triển khai thực hiện các dự án AMI, việc thu nhập và khai thác sử dụng dữ liệucông tơ điện tử từ xa hoàn toàn tự động mới bắt đầu được đẩy mạnh. Nằm trong chương trình ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất kinhdoanh điện năng, ngoài việc tự sản xuất các sản phẩm công tơ điện tử, EVNCPC đãnghiên cứu xây dựng và ứng dụng thành công các giải pháp thu thập chỉ số công tơ từxa phục vụ hạ tầng đo đếm tiên tiến AMI, điển hình như hệ thống thu thập và quản lý sốliệu đo đếm MDMS, hệ thống thu thập số liệu công tơ tự động RF-SPIDER, hệ thốngquản lý thiết bị trên nền thông tin địa lý RFSPIDER-GIS. Các giải pháp này đã và đangmang lại hiệu quả tích cực cho công tác sản xuất kinh doanh cho ngành điện như tăngnăng suất lao động, tự động hoá khâu ghi chỉ số, phát hiện các hành vi gian lận điện,tính toán tổn thất, theo dõi chất lượng điện cung cấp... nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầucủa khách hàng dùng điện. Khách hàng sử dụng điện cùng với ngành điện có thể giámsát, theo dõi tình hình sử dụng điện của mình để điều chỉnh thói quen sử dụng điện. BÁO CÁO CHUNG | 1132. ỨNG DỤNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐO ĐẾM MDMS Hệ thống MDMS (Meter data management system) là hệ thống thu thập dữ liệucông tơ từ xa sử dụng đường truyền ADSL/WAN hoặc GPRS/3G được Tổng công tyĐiện lực miền Trung (EVNCPC) bắt đầu sử dụng từ năm 2008. Cho đến nay, hệ thốngMDMS đã được triển khai cho tất cả các điểm đo đầu nguồn, các điểm đo ranh giới, cácTBA công cộng và các điểm đo khách hàng lớn. Bên cạnh đó, từ năm 2013 với việcTổng công ty Truyền tải điện Quốc gia cũng đưa vào sử dụng hệ thống MDMS, dữ liệucác điểm đo đầu nguồn có giao nhận với EVNCPC cũng đã được đồng bộ về hệ thốngMDMS EVNCPC. Với kho dữ liệu lớn, đầy đủ và đa dạng các điểm đo từ đầu nguồn 220 kV,110 kV, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện… đến các TBA công cộng 0.4 kV, hệ thốngMDMS đã cung cấp các ứng dụng phục vụ hiệu quả công tác quản lý vận hành (QLVH)tại EVNCPC như: theo dõi tình hình mang tải, lệch pha MBA, DZ; theo dõi và nghiêncứu phụ tải; tính toán tổn thất điện năng giao nhận đầu nguồn… Từ đó giúp EVNCPCxây dựng một hệ thống QLVH trở nên thông minh hơn (smart management), là mộtphần không thể thiếu của lưới điện thông minh (smart grid).a. Theo dõi tình hình mang tải, lệch pha MBA, DZ Máy biến áp là một thành phần không thể thiếu trong lưới điện truyền tải cũngnhư lưới điện phân phối. Việc theo dõi các thông số vận hành máy biến áp thườngxuyên giúp xác định được tình trạng mang tải, tình trạng lệch pha máy biến áp từ đó cónhững phương án điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng cung cấp điện cũngnhư giảm tổn thất điện năng phát sinh do máy biến áp. Hình 1: Biểu đồ công suất MBA trong thời gian 1 tháng114 | HỘI NGHỊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN LỰC TOÀN QUỐC 2017 Với việc thu thập các thông số vận hành của lưới điện như dòng điện, điện áp, hệsố công suất… theo chu kỳ 30 phút/lần giúp tạo nên một cơ sở dữ liệu lớn trong mộtthời gian đủ dài phục vụ cho việc xác định tình trạng mang tải MBA. Nhờ đó, các côngviệc điều chỉnh san tải MBA hoặc đầu tư chống quá tải MBA được hiệu quả hơn tránhnhững tì ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: