Danh mục

Ứng dụng để nâng cao khả năng công nghệ của máy công cụ

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 650.04 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trải qua hơn nửa thế kỷ xuất hiện và phát triển, máy công cụ điều khiển số (máy CNC) đã khẳng định được vị trí chủ chốt của mình trong các hệ thống sản xuất hiện đại (các hệ FMS, CIM).Nhờ ứng dụng một cách tổng hợp các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong thiết kế và chế tạo cơ khí, tự động hoá, điện tử, công nghệ thông tin, kỹ thuật điều khiển CNC đã phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, về nguyên tắc, CNC vẫn không thể tránh khỏi nhược điểm cố hữu của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng để nâng cao khả năng công nghệ của máy công cụ Ứng dụng điều khiển thích nghi đểnâng cao khả năng công nghệ của máy công cụ điều khiển số TÓM TẮT: Trải qua hơn nửa thế kỷ xuất hiện và phát triển, máy công cụ điều khiển số (máy CNC) đã khẳng định được vị trí chủ chốt của mình trong các hệ thống sản xuất hiện đại (các hệ FMS, CIM).Nhờ ứng dụng một cách tổng hợp các thành tựu khoa học, công nghệ tiêntiến trong thiết kế và chế tạo cơ khí, tự động hoá, điện tử, công nghệ thôngtin, kỹ thuật điều khiển CNC đã phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, về nguyêntắc, CNC vẫn không thể tránh khỏi nhược điểm cố hữu của một bộ điềukhiển cứng, theo chương trình, và hiệu quả sử dụng máy CNC không thểvượt qua được những giới hạn của công nghệ truyền thống.Ứng dụng điều khiển thích nghi (ĐKTN) là giải pháp tích cực, dựa trên sựgiám sát trực tuyến các thông số đầu ra của quá trình công nghệ và hiệuchỉnh các thông số đầu vào theo thời gian thực. Các nghiên cứu gần đây trênthế giới và trong nước chứng tỏ rằng máy CNC có ĐKTN mang lại hiệu quảkinh tế, kỹ thuật rất cao.Bài báo trình bày cơ sở khoa học và thực tiễn của việc ứng dụng kỹ thuậtĐKTN máy CNC, trong đó có các kết quả nghiên cứu tại Khoa Hàng khôngVũ trụ, Học viện KTQS. 1. Xuất xứ của vấn đề nghiên cứu 1.1. Sự cần thiết phải ĐKTN máy CNC • Nhìn nhận vấn đề theo quan điểm công nghệ Hình 1: Sự biến động của hình học phôi Trong quá trình gia công, lưỡi của dụng cụ cắt tác động lên lớp vật liệu trên bề mặt của phôi, bứt một phần vật liệu khỏi bề mặt phôi (quá trình tạo phôi). Lực tác dụng giữa dao và phôi được gọi là lực cắt. Lý thuyết cắt gọt truyền thống có 2 đặc điểm: 2. - Tính toán lực cắt, công suất cắt và chế độ công nghệ chủ yếu dựa vào lý thuyết đàn hồi và lý thuyết biến dạng dẻo. 3. - Coi quá trình cắt là quá trình tĩnh. Quan niệm đó dẫn đến sự sử dụng một giá trị tĩnh, trung bình của lực cắt trong tính toán chế độ công nghệ. Nhưng trong quá trình cắt thực tế xảy ra đồng thời các tương tác cơ, lý, hoá giữa dụng cụ cắt, môi trường và phôi. Các yếu tố này ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, với các quy luật chưa tường minh. Trong quá trình cắt gọt luôn xảy ra những biến động không thể nào lường trước được: sự biến động của cơ tính vật liệu gia công; sự biến động của hình học chi tiết gia công (hình 1); sự biến động về khả năng cắt của dụng cụ; sự biến động về độ cứng vững của HTCN; sự biến động do các yếu tố bên ngoài;...• Nhìn nhận vấn đề theo quan điểm điều khiểnĐể đạt được kết quả gia công mong muốn, quá trình công nghệ cần phảiđược điều khiển. Có thể nói lịch sử phát triển của khoa học công nghệ chếtạo máy gắn liền với lịch sử phát triển của kỹ thuật điều khiển quá trình giacông và điều khiển máy công cụ. Hình 2: Điều khiển quá trình theo công nghệ truyền thống Hình 3 : Điều khiển quá trình với máy tự động- Máy công cụ truyền thống được điều khiển bằng tay (hình 2). Thông số đầu vào của hệ thống là chế độ công nghệ (tốc độ cắt S và lượng chạy dao F), các thông số đầu ra Y thể hiện phản ứng của hệ thống: kích thước, độ nhám bề mặt, lực cắt, nhiệt độ vùng cắt, rung động, mòn dao,... Chức năng điều khiển hoàn toàn do con người (công nhân) thực hiện. Với cấu trúc này của hệ thống, quá trình công nghệ nằm trong vòng điều khiển nên mặc dù không đạt được độ chính xác và độ nhạy cần thiết (do con người thực hiện), hệ thống có khả năng thích ứng với biến động của qúa trình. Do các đặc điểm nói trên mà máy công cụ thông thường được gọi là hệ thống ĐKTN bằng tay (Manual Adaptive Control).- Trên máy tự động (hình 3), việc tính toán các chế độ công nghệ vẫn do con người thực hiện trước và đưa vào chương trình. Bộ điều khiển thay con người đưa các thông số công nghệ (S, F) vào máy và điều khiển máy hoạt động theo các giá trị đã ấn định. CNC là dạng điển hình của hệ thống điều khiển theo chương trình.- Mục tiêu điều khiển tự động trên các máy công cụ hiện nay, kể cả máy CNC là đảm bảo các cơ cấu công tác hoạt động theo đúng trình tự và các chế độ công nghệ (S, F) ghi trong chương trình chứ không phải là các thông số ra (Y) của quá trình. Quá trình công nghệ nằm ngoài vòng giám sát của bộ điều khiển nên nó không thể nhận biết và không thể phản ứng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

kỹ thuật công nghệ tự động hóa máy công cụ

Gợi ý tài liệu liên quan: