Danh mục

Ứng dụng GIS trong việc hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 595.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ứng dụng GIS trong việc hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nêu lên khả năng ứng dụng của công cụ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua trường hợp nghiên cứu tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng GIS trong việc hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công tác quản lý thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại phường Tân Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ỨNG DỤNG GIS TRONG VIỆC HỖ TRỢ VÀ TẠO THUẬN LỢI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU GOM – VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƢỜNG TÂN BÌNH, THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ThS. Nguyễn Thanh Quang ThS. Lê Thị Thanh Tuyền KS. Nguyễn Hoàng Thiện Tóm tắt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học...Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt không hợp lý, xử lý không đúng kỹ thuật là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Nội dung của bài viết sẽ nêu lên khả năng ứng dụng của công cụ hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công tác thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thông qua trường hợp nghiên cứu tại thị xã Dĩ An, tỉnh ình Dương. Từ khóa: chất thải rắn, gis, thu gom, vận chuyển. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, cùng với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật, sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa, đô thị hóa và vấn đề gia tăng dân số, con người đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề cấp bách trong xã hội, trong đó có vần đề ô nhiễm môi trường từ chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH). Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học... Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt không hợp lý, xử lý không đúng kỹ thuật là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong phương thức quản lý của các cơ quan có thẩm quyền song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải lưu ý như cách quản lý không thống nhất, xử lý số liệu không kịp thời, công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải chưa triệt để…những bất cập này là khó tránh khỏi trong sự chênh lệch cao giữa quá trình phát triển kinh tế - xã hội quá nhanh và sự đáp ứng của các cơ sở hạ tầng và dịch vụ môi trường còn hạn chế. Thị xã Dĩ An là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Dương, hiện nay thị xã đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho nền kinh tế của thị xã phát triển nhanh chóng. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã là sự phát sinh rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Hiện nay thị xã đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chưa có các biện pháp tối ưu cho vấn đề này. 673 Trong bối cảnh hiện nay, việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) vào công tác quản lý, giám sát trong các lĩnh vực tài nguyên, mội trường, giao thông, du lịch, dự báo thiên tai, xói lỡ đang rất được chú trọng, vì nó là một công cụ rất là hữu ích, giúp cập nhật, phân tích, tổng hợp, quản lý, truy xuất thông tin dễ dàng nhanh chóng, từ đó có cái nhìn tổng thể cũng như nhận biết nhanh, rõ ràng và chính xác những thay đổi của đối tượng theo không gian và thời gian, hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra chiến lược phát triển một cách cụ thể và nhanh chóng nhất. Trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, GIS đã và đang từng bước cho thấy được sự hữu ích của mình, rất nhiều đề tài nghiên cứu trong nước và trên thế giới đã chỉ ra những lợi ích của GIS trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Nhận thấy được điều đó, hiện nay rất nhiều đơn vị đã và đang từng bước ứng dụng GIS vào hoạt động của mình và xem GIS là một phần không thể thiếu. Từ những lý do trên, bài viết hướng đến việc giới thiệu một công cụ nhằm hỗ trợ và tạo thuận lợi cho công tác quản lý việc thu gom – vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt với trường hợp nghiên cứu tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. 2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được nghiên cứu này, tác giả chủ yếu sử dụng công cụ GIS (Geographic Information Systems), cụ thể như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu Xây dựng lớp dữ liệu hành chính thị xã Dĩ An, bao gồm 6 lớp dữ liệu với các nội dung sau: - Dữ liệu ranh giới thị xã - Dữ liệu các phường - Dữ liệu đường giao thông thị xã Dĩ An - Dữ liệu cơ quan hành chính công - Dữ liệu điểm hẹn - Dữ liệu tuyến thu gom Nguồn cơ sở dữ liệu được xây dựng dựa trên quá trình số hóa bản đồ từ ảnh vệ tinh Google Earth và kết hợp với thông tin về thực trạng các tuyến thu gom do Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Sau đó, nghiên cứu sẽ hiển thị ra bản đồ các lớp dữ liệu nêu trên để từ đó đánh giá và đề xuất để nâng cao hiệu quả trong việc thu gom – vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Dĩ An. Phương p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: