Danh mục

Ứng dụng kỹ thuật ghép trong nhân giống dẻ trùng khánh (Castanea mollissima Blume)

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 288.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (0 trang) 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) là một loài dẻ ăn hạt thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae), là một đặc sản của vùng cao. Trong 3 năm đánh giá theo dõi, chúng tôi đã tuyển chọn được 30 cây Dẻ trùng khánh trội, có sức sống, chất lượng tốt và năng suất hạt cao đã được chọn làm vật liệu cấy ghép. Trong 3 phương pháp ghép được tiến hành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: ghép nêm và ghép bên có tỷ lệ sống của cành ghép cao hơn hẳn so với ghép mắt. Thời vụ ghép cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống sót của cành ghép. Vào mùa Xuân tỷ lệ sống của cành ghép đạt tối đa cho cành ghép nêm và cành ghép bên. Tỷ lệ bật chồi của các cành ghép vào mùa Xuân cũng sớm hơn so với mùa Thu. Cành ghép nêm và bên bật chồi sau 4 tuần ghép. Như vậy, có thể thấy phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành cây ghép cao nhất, sinh trưởng của chồi cây ghép cũng tốt hơn chồi cây ghép của phương pháp ghép bên và ghép mắt. Ngoài ra, do cách tiến hành dễ dàng nên phương pháp này được đề xuất áp dụng trong nhân giống Dẻ trùng khánh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng kỹ thuật ghép trong nhân giống dẻ trùng khánh (Castanea mollissima Blume) Công nghệ sinh học & Giống cây trồng ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GHÉP TRONG NHÂN GIỐNG DẺ TRÙNG KHÁNH (Castanea mollissima Blume) Nguyễn Văn Phong Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) là một loài dẻ ăn hạt thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae), là một đặc sản của vùng cao. Trong 3 năm đánh giá theo dõi, chúng tôi đã tuyển chọn được 30 cây Dẻ trùng khánh trội, có sức sống, chất lượng tốt và năng suất hạt cao đã được chọn làm vật liệu cấy ghép. Trong 3 phương pháp ghép được tiến hành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: ghép nêm và ghép bên có tỷ lệ sống của cành ghép cao hơn hẳn so với ghép mắt. Thời vụ ghép cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống sót của cành ghép. Vào mùa Xuân tỷ lệ sống của cành ghép đạt tối đa là 93,3% cho cành ghép nêm và 88,6% cho cành ghép bên. Trong khi đó tỷ lệ này đạt từ 64,8 - 65,7% vào mùa Thu. Tỷ lệ bật chồi của các cành ghép vào mùa Xuân cũng sớm hơn so với mùa Thu. Cành ghép nêm và bên bật chồi cũng đạt tương ứng là 85,7; 78,1% và 85,7% sau 4 tuần ghép. Như vậy, có thể thấy phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ thành cây ghép cao nhất (85,7%), sinh trưởng của chồi cây ghép cũng tốt hơn chồi cây ghép của phương pháp ghép bên và ghép mắt. Ngoài ra, do cách tiến hành dễ dàng nên phương pháp này được đề xuất áp dụng trong nhân giống Dẻ trùng khánh. Từ khóa: Dẻ trùng khánh, ghép bên, ghép nêm, ghép mắt, nhân giống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Dẻ trùng khánh (Castanea mollisima Blume) là một loài cây đặc sản của Trùng Khánh - Cao Bằng và là một trong 4 loài Dẻ ăn hạt quan trọng nhất thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae). Đây là loài có thời gian sống 70 80 năm, thời gian ra quả kéo dài 40 - 50 năm, quả có hạt to, chứa nhiều chất dinh dưỡng, có mùi thơm và bùi, có giá trị thương phẩm cao (Lê Mộng Chân, 2000; Dương Mộng Hùng và cộng sự, 2006). Theo một số tài liệu công bố đã nêu thành phần các chất trong hạt Dẻ có lợi cho sức khỏe con người như: 3,3 - 5,4% glucoza; 34,4 - 46,5% gluxit; 1,2 - 2,0% lipit; 3,1 - 3,6% protêin (Dương Mộng Hùng và Nguyễn Văn Phong, 2006; Hà Thị Riên, 1999). Mặc dù thương hiệu Dẻ Trùng Khánh đã được nhiều người biết đến, nhưng diện tích trồng ở Trùng Khánh còn thấp (khoảng 1151,7 ha), chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hiện nay. Một trong những nguyên nhân là do phần lớn cây giống đem trồng đều từ hạt nên thời gian thu hoạch quả rất lâu, cây từ 7 - 8 năm mới ra hoa kết quả (Hà Thị Riên, 1999). Thêm vào đó, cây giống từ hạt còn có chất lượng không đồng đều, nên cho năng suất và chất lượng hạt dẻ còn thấp. Ở Việt Nam hiện có ít công trình nghiên cứu định hướng phát triển cây giống chất lượng cho giống Dẻ trùng khánh. Vì vậy, để góp phần cải thiện các vấn đề trên, trong nghiên cứu này những cây dẻ ưu việt về sản lượng quả đã được chọn lọc làm cây đầu dòng và sử dụng kỹ thuật ghép nhằm rút ngắn thời gian cho sản phẩm, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây dẻ trồng. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Cành ghép được chọn từ các cành bánh tẻ trên cây dẻ trội đã được tuyển chọn tại Trùng Khánh, mang đặc điểm là cây khoẻ (Zhuagong Shi and Li Xia, 2010), không sâu bệnh, sai quả, năng suất cao, ổn định, chất lượng quả tốt, màu sắc đẹp... và nằm ở tầng giữa tán cây trở lên, ở hướng Đông và Đông Nam. Cành ghép phải có nhiều mắt ghép đã chuẩn bị sinh trưởng, đường kính cành ghép 0,4 - 0,6 cm. Gốc ghép là cây phát triển từ hạt, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, có tuổi từ 12 đến 16 tuổi năm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Chọn cây trội Cây trội dự tuyển được chọn theo phương pháp so sánh 5 cây như hướng dẫn trong Giáo trình Giống cây rừng (2003) và được theo dõi đánh giá liên tục sản lượng hạt trong 3 năm. Cây trội được chọn theo tiêu chí sau: i) Phải có sản lượng quả vượt trội hơn giá trị trung bình tương ứng của 5 cây so sánh trên 200% ở tối thiểu 2 trong 3 năm quan trắc; ii) Sinh trưởng từ trung bình trở lên và không bị sâu bệnh hại. 2.2.2. Các bước cụ thể trong kỹ thuật ghép Cành ghép được cắt từ cây trội vào buổi sáng, tránh trời nắng, nóng. Chiều dài cành cắt nên dài hơn từ 1 - 2 cm so với cành ghép, cắt TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018 129 Công nghệ sinh học & Giống cây trồng bớt lá sau đó bó thành từng bó nhỏ và bọc lớp vải ướt vận chuyển về nơi ghép. Khi vận chuyển tránh nắng và gió to khiến cành ghép bị mất nước. Cành ghép sau khi cắt, được ghép ngay trong ngày (thời gian từ khi cắt đến khi ghép càng nhanh hiệu quả càng cao). Thời vụ ghép: ghép vào vụ Xuân (tháng 2 đến tháng 5) và vụ Thu (tháng 8 đến tháng 11). Các bước ghép cụ thể như sau: Bước 1: Cắt gốc ghép: lựa chọn vị trí phù hợp, dựng dao ghép, cắt ngang thân tạo mặt cắt bằng phẳng, nhẵn, tránh làm vết cắt bị tổn thương hoặc nhiễm bẩn. Bước 2: Cắt cành ghép: cắt bỏ phần ngọn và các mầm yếu, cắt thành đoạn dài 15 – 20 cm và giữ lại 2 - 3 mắt, tay trái cầm ngược cành ghép, tại hai mặt bên của cành ghép, cắt vát vào trong cành một đoạn dài 1,5 – 2 cm, tạo thành cái nêm. Bước 3: Chẻ mặt cắt gốc ghép theo đường kính đi qua tâm để tạo miệng ghép (độ dài vết chẻ tuỳ thuộc vào sự tương thích giữa cành ghép và gốc ghép, thường từ 1,5 – 2 cm). Bước 4: Cắm cành ghép trên gốc ghép sao cho vết cắt vát ở cành ghép tương ứng với vết chẻ miệng gốc ghép, nghĩa là phần mô phân sinh tượng tầng của cành ghép và gốc ghép tiếp xúc tối đa với nhau. Bước 5: Buộc cành ghép và gốc ghép - Buộc chỗ nối giữa cành và gốc ghép bằng băng chất dẻo; - Dùng dải polyetylen hoặc túi nilong quấn phủ kín cành ghép; Chú ý: Ghép xong cần thu dọn vệ sinh khu vực xung quanh cây ghép 2.2.3. Chăm sóc cây ghép Cây mới ghép phải được che phủ, tránh nắng bằng giàn che (che 50% ánh sáng) bằng phên tre được thiết kế theo tiêu chuẩn của Nguyễn Hữu Thước (1966). Nếu điều kiện thời tiết có mưa thì dùng nilon phủ kín để tạo điều kiện cho vết ghép nhanh liền. Thường xuyên quan sát phòng trừ nấm, sâu bệnh, khi vết ghép liền tỉa bớt cành ở gốc ghép, cụ thể bỏ dải nilon tạo điều kiện cho ...

Tài liệu được xem nhiều: