Danh mục

Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.13 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác trong giảng dạy đại học trong bối cảnh Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, một nhóm giảng viên và sinh viên tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt đã thí điểm dùng mạng xã hội có tên là Edmodo để hỗ trợ công tác giảng dạy các học phần được phân công trong một năm học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảng đường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà LạtTạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017) 1-9Ứng dụng mạng xã hội để hỗ trợ việc tương tác ngoài giảngđường: Một trường hợp nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Quảntrị Kinh doanh, Trường Đại học Đà LạtNguyễn Thanh Hồng Ân, Nguyễn Văn Tuấn*Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt,Số 1 Phù Đổng Thiên Vương, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt NamNhận ngày 16 tháng 8 năm 2017Chỉnh sửa ngày 09 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2017Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá về hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội đểhỗ trợ việc tương tác trong giảng dạy đại học trong bối cảnh Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứunày, một nhóm giảng viên và sinh viên tại Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại họcĐà Lạt đã thí điểm dùng mạng xã hội có tên là Edmodo để hỗ trợ công tác giảng dạy các học phầnđược phân công trong một năm học. Kết quả cho thấy việc sử dụng mạng xã hội giúp tăng cườnghiệu quả tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa giảng viên và giảng viên, và nhận được phảnhồi tích cực từ cả hai phía. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng việc sử dụng mạng xã hội trong giảngdạy là khả thi và sẽ tác động tích cực lên hiệu quả giảng dạy. Tuy nhiên giảng viên cũng cần phảithiết kế các hoạt động và có cơ chế tưởng thưởng phù hợp để khuyến khích sinh viên tham gia tíchcực hơn vào các hoạt động tương tác của môn học.Từ khóa: Mạng xã hội, Tương tác, Giảng dạy, Edmodo; Việt Nam.1. Giới thiệu Sự thay đổi trong cách thức giao tiếp củasinh viên đòi hỏi giảng viên và nhà trường cầnphải thay đổi cách thức giảng dạy và tương tácvới sinh viên để nâng cao hiệu quả học tập vàgiảng dạy. Việc ứng dụng mạng xã hội vào hỗtrợ công tác giảng dạy đã được thực hiện từ lâuở các nước phát triển. Mạng xã hội có thể giúpviệc tương tác giữa giảng viên và sinh viên vàtương tác giữa sinh viên với nhau trong quátrình học tập trở nên dễ dàng hơn, từ đó, giúpviệc học tập trở nên thú vị và hiệu quả hơn.Trong bối cảnh Việt Nam, một nghiên cứu củaNguyễn và Nguyễn (2016) đã kết luận rằngmạng xã hội như Facebook có thể hỗ trợ sinhviên trong việc chia sẻ, tìm kiếm thông tin họctập và tăng cường lối sống chủ động, từ đó cóảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của sinhTương tác qua các mạng xã hội ngày càngtrở nên phổ biến, đặc biệt trong giới sinh viên.Đối với các sinh viên, họ sử dụng các mạng xãhội để tạo ra các mạng lưới kết nối cá nhân đểcó thể chia sẻ các nguồn lực, tương tác, và hợptác để “tạo ra một sự kết nối giữa kiến thức,cộng đồng, và học tập” [1]. Như vậy, mạng xãhội đối với sinh viên không chỉ là một nơi kếtnối bạn bè và chia sẻ thông tin mà còn có thể lànơi hỗ trợ việc học hành._______*Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-…...Email: tuannv@dlu.edu.vnhttps://doi.org/10.25073/2588-1159/vnuer.409212N.T.H. Ân, N.V. Tuấn. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 3 (2017) 1-9viên [2]. Tuy nhiên, việc chuyển từ các tươngtác truyền thống qua một phương thức tươngtác mới, thông qua mạng xã hội, sẽ có nhiềuvấn đề mới phát sinh như sự tiếp nhận của sinhviên, quyền riêng tư, hay an toàn thông tin.Điều này đòi hỏi mọi kế hoạch đổi mớiphương thức tương tác thông qua mạng xã hộicần phải được cân nhắc kỹ càng trước khi ápdụng rộng rãi.Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá vềhiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội trongcông tác giảng dạy đại học trong bối cảnh ViệtNam. Để thực hiện nghiên cứu này, một nhómgiảng viên và sinh viên tại khoa Kinh tế - Quảntrị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt đã thíđiểm dùng mạng xã hội có tên là Edmodo (địachỉ: www.edmodo.com) để hỗ trợ công tácgiảng dạy 3 học phần được phân công trongniên học 2016-2017. Sau khi kết thúc học phần,các giảng viên này sẽ được phỏng vấn chuyênsâu về cách thức cũng như hiệu quả của việc ápdụng mạng xã hội vào công tác giảng dạy.Ngoài ra, một nhóm các sinh viên từ các lớphọc thí điểm nêu trên cũng được phỏng vấnchuyên sâu về cùng hai chủ đề trên để cung cấpmột cái nhìn khác từ phía sinh viên.Kết quảnghiên cứu cho thấy, về tổng quát, cả sinh viênvà giảng viên đều đánh giá tích cực về việc ápdụng mạng xã hội vào công tác giảng dạy vàhọc tập của họ. Cụ thể, sự minh bạch và kịpthời của thông tin giữa giảng viên và sinh viênvà ngược lại được đánh giá là một ưu điểm lớnnhất của mạng xã hội. Tuy nhiên, trái với kỳvọng, việc sử dụng mạng xã hội để tương táchọc thuật giữa các sinh viên với nhau trong quátrình học dường như vẫn còn rất hạn chế. Kếtquả phỏng vấn chuyên sâu cho thấy lý do chohiện tượng này một phần là do thói quen họctập thụ động của sinh viên. Tuy nhiên, một lýdo khác mà các sinh viên cũng chỉ ra là do cáchoạt động tương tác, tranh luận, chia sẻ quanđiểm và tài liệu học thuật chưa được tổ chứcmột cách hợp lý và chưa có những khuyếnkhích phù hợp để t ...

Tài liệu được xem nhiều: