Danh mục

Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm trong dự báo khả năng khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 504.88 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 16,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu khủng hoảng tiền tệ và xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021 bằng cách sử dụng chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (EMP) và kết hợp mô hình Logit.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình cảnh báo sớm trong dự báo khả năng khủng hoảng tiền tệ cho Việt Nam PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM TRONG DỰ BÁO KHẢ NĂNG KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ CHO VIỆT NAM Phùng Thế Đông Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Trần Thị Minh Hồng Học viện Chính sách và Phát triển Email: pthedong@gmail.com, minhhongkts310@apd.edu.vn Tóm tắt: Bài viết nhiên cứu khủng hoảng tiền tệ và xây dựng mô hình cảnh báo khủnghoảng tiền tệ cho Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2021 bằng cách sử dụng chỉ số áp lực thịtrường ngoại hối (EMP) và kết hợp mô hình Logit. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các dấu hiệucảnh báo khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam chủ yếu là khủng hoảng nợ, tín dụng tăng trưởngnóng, lạm phát tăng, lãi suất thực cao và giá dầu thế giới, suy giảm M2/dự trữ ngoại hối và xuấtkhẩu giảm. Ngoài ra, khả năng dự báo của mô hình là khá cao ở mức trên 95%. Bên cạnh đó,nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị trong điều hành kinh tế vĩ mô nhằm hạn chế cácnguy cơ có thể xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong tương lai. Từ khoá: khủng hoảng tài chính, khủng hoảng tiền tệ, rủi ro trong ngân hàng 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, sự biến động của thị trường tài chính - tiền tệ đã khiến nhiềunhà nghiên cứu trong và ngoài nước bắt đầu nghiên cứu về các yếu tố quyết định sự bất ổn củathị trường, từ đó đưa ra những cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ (KHTT). Từ đầu những năm1970 đã chứng kiến sự xuất hiện của biến động đối với hệ thống tài chính quốc tế, dẫn đến sựthay đổi nhanh chóng của các xu hướng kinh tế tạo tiền đề cho các sự kiện khủng hoảng có quymô và tần suất chưa từng có trong bối cảnh lịch sử (Kindleberger & Aliber, 2005). Do mức độnghiêm trọng của chúng, các đợt KHTT sau đó gây ra tình trạng hoảng loạn trong thị trường tàichính, đặc biệt là trong những năm 1980 và 1990, làm dấy lên mối quan tâm mới trong lĩnh vựcnghiên cứu này. Các phương pháp mới đã được phát triển và sửa đổi trong suốt nhiều thập kỷqua với hy vọng tìm được rõ ràng, chính xác hơn nguồn gốc, nguyên nhân của khủng hoảng vàphân tích được sâu hơn mối tương quan giữa các chỉ số kinh tế để đạt được xác suất cảnh báosớm KHTT cao hơn. Nhằm mục đích đưa ra cái nhìn khách quan và rõ ràng nhất về KHTT, hệ thống cảnhbáo sớm (Early Warning Score-EWS) được ra đời và phát triển. EWS kết hợp giải thích các lýthuyết về KHTT và đưa ra mô hình có khả năng phân tích các nhân tố phát ra tín hiệu KHTT,dự báo khả năng dễ tổn thương của thị trường, từ đó ước tính xác suất xảy ra KHTT. Cho đếnnay, các nhà kinh tế đã và đang nghiên cứu phát triển và hoàn thiện EWS để đưa ra nhữngkhuyến nghị hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, qua đó tạo tiền đề cho những pháttriển tiếp theo trong tương lai. Mặc dù KHTT ở Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn xảy ra, nhưng thị trường tài chính - tiềntệ nước ta đã có những giai đoạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng đến KHTT cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến khả năng xảy ra KHTT 53 PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ LẦN THỨ 3ở Việt Nam là hết sức cần thiết để giúp Việt Nam tránh được các cuộc KHTT trong tương lai.Do đó, mục đích của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình Logit dự báo KHTT Việt Nam tronggiai đoạn 2010 - 2021. 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu 2.1. Khủng hoảng tiền tệ Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), định nghĩa KHTT là trạng thái mà ở đó mộtcuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mấtgiá nhanh chóng đồng nội tệ. Theo Berg và cộng sự (1999), KHTT là sự thay đổi mức giá bìnhquân gia quyền của tỷ giá và dự trữ ngoại hối trong vòng một tháng lớn hơn 3 lần độ lệch chuẩnso với mức thay đổi bình quân của nước đó. Theo IMF (2000), cho rằng KHTT là tình trạngđồng nội tệ mất giá đột ngột, buộc Chính phủ phải bảo vệ đồng nội tệ bằng cách tăng lãi suấthoặc sử dụng lượng lớn dữ trữ ngoại hối. Garber và cộng sự (2000), cho rằng KHTT là khi tỷgiá danh nghĩa đồng nội tệ mất giá trên 10% và lãi suất tăng trên 25%. Như vậy, có thể hiểu KHTT là sự mất giá nhanh chóng của đồng tiền nội tệ, dự trữ ngoạitệ sụt giảm và lãi suất tăng cao. 2.2. Hệ thống cảnh báo sớm Các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho thấy hệ thống cảnh báo sớm KHTT là môhình được xây dựng dựa trên các chỉ số kinh tế vĩ mô theo một chuỗi thời gian nhất định có khảnăng ước lượng xác suất xảy ra một cuộc KHTT. Từ đó nhận diện, cảnh báo sớm KHTT củ ...

Tài liệu được xem nhiều: