Danh mục

Ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật trong xử lý ủ phân compost từ vỏ cà phê tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,008.62 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm vi sinh đến quá trình ủ phân và chất lượng phân ủ compost từ vỏ cà phê: Sử dụng chế phẩm EM, Bima, Enzyme tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, pH, thời gian ủ và các chỉ tiêu phân tích chất lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng một số chế phẩm vi sinh vật trong xử lý ủ phân compost từ vỏ cà phê tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG XỬ LÝ Ủ PHÂN COMPOST TỪ VỎ CÀ PHÊ TẠI XÃ CHIỀNG MUNG, HUYỆN MAI SƠN, TỈNH SƠN LA Hoàng Văn Lực*, Cao Đình Sơn Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ - Trường Đại học Tây Bắc *Email: hoangluc@utb.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm vi sinh đến quá trình ủ phân và chất lượngphân ủ compost từ vỏ cà phê: Sử dụng chế phẩm EM, Bima, Enzyme tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnhSơn La. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm, pH, thời gian ủ và các chỉ tiêu phân tích chấtlượng. Kết quả thí nghiệm cho thấy công thức sử dụng chế phẩm EM cho thời gian ủ ngắn 75 ngày, chi phí thấpnhất 862 đồng/kg thành phẩm, chất lượng compost tốt đáp ứng tiêu chí phân hữu cơ sinh học theo QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, phù hợp với điều kiện của khu vực Sơn La. Từ khóa: Phân ủ từ vỏ cà phê, chế phẩm vi sinh vật, Chiềng Mung, Sơn La.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tính đến cuối năm 2019, diện tích cà phê của tỉnh Sơn La ước đạt 17.202 ha; sản lượng ước đạt 23.506 tấn càphê nhân, tập trung chủ yếu ở thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn. Đến nay, diện tích cà phêSơn La được Tổ chức 4C quốc tế cấp chứng chỉ 2.930,3 ha; Tổ chức UTZ cấp giấy chứng nhận 6.105,5 ha, sảnlượng 21.131 tấn/năm; Tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP cho 60 ha; Sản xuất cà phê theohướng hữu cơ 15 ha. Trên địa bàn tỉnh có 4 doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chế biến quả cà phê và 3 doanhnghiệp tham gia chế biến sâu sản phẩm cà phê. Năm 2017, sản phẩm cà phê Sơn La đã được Cục Sở hữu trí tuệcấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Sơn La. Hoạt động sơ chế cà phê phát sinh hai loại chất thải chủ yếu: bã thải (chất thải rắn), nước thải (chất thải lỏng).Đây là hai nhân tố gây ô nhiễm môi trường chủ yếu phát sinh trong hoạt động sơ chế cà phê. Với sản lượng cà phêhiện nay quá trình sơ chế sẽ thải ra môi trường khoảng 66.110 tấn bã thải rắn (vỏ cà phê) và 360.600 - 408.800 m3nước thải. Hiện nay, hoạt động sơ chế cà phê một phần được thu mua và sơ chế bởi các cơ sở sản xuất có đủ điềukiện xử lý chất thải. Tuy nhiên, hầu hết được sơ chế tại nông hộ, không có hệ thống xử lý chất thải phát sinh trongquá trình sơ chế do vậy các chất thải trong quá trình sơ chế được xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêmtrọng đặc biệt là ô nhiễm không khí và nguồn nước. Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Cấp nước Sơn La, đếnmùa thu hoạch cà phê, các nguồn nước ở thành phố Sơn La hoặc thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn) đều bị ô nhiễmdo nước thải từ sơ chế quả cà phê. Đặc biệt năm 2017, ở Thành phố Sơn La đã xảy ra ô nhiễm nguồn nước tới hơn20 lần. Nghiêm trọng nhất là Nhà máy nước số 1 Thành phố đã phải dừng sản xuất 10 ngày liên tiếp (từ 04-14/11/2017) do việc xả nước thải, chất thải của các cơ sở, hộ gia đình chế biến cà phê quả tươi chủ yếu bằngphương pháp ướt trực tiếp ra môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp 12.000 hộ dân, gây bức xúc trong nhân dân. Tỉnh Sơn La hiện có 51.000 ha cây ăn quả, sản lượng khoảng 280.000 tấn hàng năm (bao gồm: 9.000 haxoài, 11.756 ha nhãn, 1.500 ha chanh leo, 13.000 ha cà phê, 4.357 ha chè,...). Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu chỉđạt khoảng 20.000 tấn (8 % tổng sản lượng). Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu trong đóvấn đề dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm nông nghiệp, sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ và tập quán canhtác kiểu cũ, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng là nguyên nhân trực tiếp. Trong những năm gần đây, phương pháp phân hủy sinh học chất thải rắn (compost) đã cho thấy phạm vi ứngdụng cao. Sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê vừa xử lý triệt để được chất thải, góp phần bảo vệ môi trường vừatạo được sản phẩm có giá trị, cung cấp nguồn phân hữu cơ an toàn, hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.Đồng thời góp phần hình thành chuỗi sản xuất cà phê khép kín và nâng cao chuỗi giá trị cà phê trong điều kiện sảnxuất tại địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh trong chế biến vỏcà phê thành phân hữu cơ, năm 2019 Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ - Trường Đạihọc Tây Bắc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ vi sinh trong sản xuất phân compost từ vỏ Càphê tại Sơn La”.366 Hoàng Văn Lực, Cao Đình Sơn2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu - Vỏ cà phê catimor, chế phẩm EM, chế phẩm Bima, c ...

Tài liệu được xem nhiều: