Danh mục

Ứng dụng ngữ pháp chức năng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - Nguyễn Khánh Hà

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.90 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Ứng dụng ngữ pháp chức năng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ" trình bày những nội dung chính như sau: Những hạn chế trong phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay, Quan điểm của ngữ pháp chức năng về dạy và học ngôn ngữ, Ứng dụng quan điểm của ngữ pháp chức năng nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng ngữ pháp chức năng trong giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ - Nguyễn Khánh Hà ỨNG DỤNG NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG VIỆT NHƯ MỘT NGOẠI NGỮ Nguyễn Khánh Hà1 1.DẪN NHẬP Đối với hầu hết những người tham gia công tác giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, việc lựa chọn và áp dụng cách thức giảng dạy như thế nào cho hợp lí luôn là mối quan tâm lớn, và cũng là thách thức không nhỏ. Bởi lẽ, dù lĩnh vực dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ phát triển khá mạnh trong khoảng thời gian vài thập niên trở lại đây, nhưng vẫn chỉ chiếm một vị trí khá khiêm tốn cả trong nghiên cứu ngôn ngữ lẫn trong giáo dục ngôn ngữ. Giáo trình giảng dạy nghèo nàn, phương pháp giảng dạy xưa cũ,… đã khiến cho công việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ còn khá nhiều bất cập. Với mong muốn tìm đến một hướng tiếp cận mới cho lĩnh vực này, chúng tôi xin giới thiệu một số luận điểm của trường phái ngữ pháp chức năng về việc dạy và học ngôn ngữ, và nêu lên một vài đề xuất ứng dụng quan điểm ngữ pháp chức năng vào việc dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Bài viết gồm ba phần chính: (1) Những hạn chế trong phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay; (2) Quan điểm của ngữ pháp chức năng về dạy và học ngôn ngữ; (3) Ứng dụng quan điểm của ngữ pháp chức năng nhằm đổi mới phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ. 2. NỘI DUNG 2.1 Những hạn chế trong phương pháp giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay Tiếng Việt như một ngoại ngữ hiện nay đang được giảng dạy rộng rãi trên nhiều tỉnh thành cả nước, cả chính quy lẫn không chính quy. Về đào tạo chính quy, có thể kể đến các khoa Việt Nam học ở các trường đại học, hướng tới đối tượng đào tạo là các học viên nước ngoài học hệ cử nhân. Về đào tạo không chính quy, hiện nay số lượng các trung tâm dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trong cả nước phải lên tới con số hàng trăm. Đó là chưa kể tới gần 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, luôn mong mỏi được học tiếng Việt một cách bài bản để nối kết với quê hương. Mặc dù đối tượng đào tạo tương đối dồi dào, nhưng cho đến nat, chất lượng đào tạo vẫn chưa thể theo kịp số lượng. Phương pháp và nội dung giảng dạy ở hầu hết các cơ sở dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Có thể nhận thấy tính thiếu chuyên nghiệp đó ở hai phương diện: giáo trình và phương pháp giảng dạy. Về giáo trình dạy tiếng Việt, mặc dù đã có vài chục đầu sách dạy tiếng Việt thuộc các trình độ khác nhau được xuất bản, nhưng điểm chung của các giáo trình này là chúng vẫn được biên soạn theo kiểu truyền thống. Thông thường mỗi giáo trình có khoảng trên dưới 20 bài học ở mỗi trình độ (và việc phân trình độ này cũng rất tuỳ hứng, tuỳ theo quan điểm người soạn sách, chứ không có một chuẩn trình độ thống nhất). Cấu trúc chung của các bài học thường có bốn phần: (a) hội thoại và bài luyện ngữ pháp; (b) bài đọc và bài luyện; (c) bài nghe và bài luyện; (d) bài viết và bài luyện. Có thể thấy, những người biên soạn đã chú ý giảng dạy cả bốn kĩ năng nói, nghe, đọc, viết cho người học. Tuy nhiên, tâm điểm của mỗi bài học như vậy luôn là những cấu trúc ngữ pháp cố định, và những mẫu câu mà tác giả bài học cho là tiêu biểu và học viên cần phải học thuộc. Tất cả các bài hội thoại, bài đọc, bài nghe, bài viết và các bài tập đều xoay quay việc học viên phải học cho thuộc và thực hành cho nhuần nhuyễn các cấu trúc đó. Hệ quả của kiểu biên soạn này là, các giáo trình trở nên khô khan bởi các công thức ngữ pháp; ngữ liệu thì nghèo nàn và không bám sát đời sống thực tế; học viên hầu như không được học các biến thể của cấu trúc ngữ pháp, không biết ứng dụng cấu trúc đó trong ngữ cảnh thích hợp, vì cấu trúc ngữ pháp thường được giảng dạy tách rời ngữ cảnh. Mặt khác, các bài tập phổ biến trong sách thường theo kiểu ngữ pháp cấu trúc truyền thống, với các thủ pháp thay thế, chuyển đổi câu, viết lại câu, sắp xếp theo trật tự, điền từ vào chỗ trống,… và rất ít bài tập tạo tình huống sinh động cho học viên. Cách biên soạn sách như vậy khiến học viên không 1 TS, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Email: khanhha.ngn@gmail.com có hứng thú học tiếng Việt, hơn nữa, họ cảm thấy từ ngữ và ngữ pháp trong giáo trình có vẻ không giống với cách người Việt nói trong đời sống hằng ngày, trên đường phố. Những hạn chế của giáo trình dạy tiếng Việt có thể được khắc phục phần nào nếu giáo viên dạy tiếng Việt tìm tòi và lựa chọn những phương pháp dạy học hiện đại để đổi mới cách giảng dạy, bổ sung thêm cho giờ học của mình. Thực tế, đã có một số cơ sở đào tạo và nhiều cá nhân cố gắng làm điều đó, và họ đã thu được những kết quả nhất định. Song những cố gắng đó vẫn còn khá ít ỏi. Hầu hết các giáo viên dạy tiếng Việt còn dạy theo giáo trình sẵn có một cách thụ động, không tìm cách đổi mới, sáng tạo, không ...

Tài liệu được xem nhiều: