Danh mục

Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những hoạt động hết sức quan trọng trong cuộc sống hàng ngày góp phần tạo nên sự độc lập của trẻ KTTT đó chính là khả năng tự phục vụ. Để giúp cho trẻ KTTT có khả năng tự phục vụ được bản thân thì rất cần đến sự phối hợp của giáo viên và gia đình trong việc lựa chọn nội dung và lựa chọn phương pháp dạy thích hợp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật trí tuệ JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2011, Vol. 56, No. 4, pp. 102-106 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP XÂU CHUỖI VÀO DẠY KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Đào Thị Phương Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: phuongliengddb@gmail.com Tóm tắt. Trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT) không chỉ gặp khó khăn trong học tập mà còn gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Một trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày phải kể đến là kỹ năng tự phục vụ (KNTPV). Chương trình dạy KNTPV không chỉ được các nước trên thế giới quan tâm mà ở Việt Nam cũng rất quan tâm đến nội dung này và đã được lên kế hoạch dạy cụ thể trong chương trình dạy trẻ KTTT ở các trường chuyên biệt (trường dành riêng cho trẻ khuyết tật). Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn một phương pháp dạy KNTPV cho trẻ KTTT rất hiệu quả đó là phương pháp xâu chuỗi. Để thấy được hiệu quả của phương pháp xâu chuỗi trong dạy KNTPV cho trẻ KTTT, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trên 01 trẻ KTTT theo qui trình như sau: Đánh giá nhu cầu can thiệp của trẻ (sử dụng thang đo hành vi thích ứng ABS – S: 2), lập kế hoạch can thiệp, thực hiện kế hoạch can thiệp và đánh giá kết quả. Sau khi đánh giá KNTPV bằng thang đo hành vi thích ứng kết hợp tìm hiểu trẻ thông qua giáo viên, cha mẹ trẻ và quan sát trẻ, chúng tôi quyết định dạy trẻ kỹ năng ăn cơm bằng thìa sử dụng phương pháp xâu chuỗi theo hình thức chuỗi ngược. Kết quả sau 3 tuần dạy, mỗi tuần dạy 2 buổi, mỗi buổi dạy 30 phút trẻ đã có thể tự xúc thức ăn bằng thìa, không bị rơi vãi mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng phương pháp xâu chuỗi là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả khi dạy KNTPV cho trẻ KTTT (một kỹ năng quan trọng giúp trẻ KTTT trở nên độc lập hơn trong cuộc sống).1. Mở đầu Khuyết tật trí tuệ (KTTT) là loại khuyết tật được xác định bởi hạn chế đángkể về hoạt động trí tuệ và hành vi thích ứng thể hiện ở các kỹ năng nhận thức, xãhội và kỹ năng thích ứng thực tế, khuyết tật xuất hiện trước 18 tuổi. Những khiếmkhuyết này dẫn đến những khó khăn trong học tập cũng như khó khăn trong cáchoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ KTTT. Một trong những hoạt động hết sứcquan trọng trong cuộc sống hàng ngày góp phần tạo nên sự độc lập của trẻ KTTTđó chính là khả năng tự phục vụ. Để giúp cho trẻ KTTT có khả năng tự phục vụđược bản thân thì rất cần đến sự phối hợp của giáo viên và gia đình trong việc lựachọn nội dung và lựa chọn phương pháp dạy thích hợp.102 Ứng dụng phương pháp xâu chuỗi vào dạy kĩ năng tự phục vụ cho trẻ khuyết tật...2. Nội dung nghiên cứu2.1. Một số phương pháp dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ KTTT [4] Qua nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số phương pháp dạy kỹnăng tự phục vụ cho trẻ KTTT trong đó họ nhấn mạnh đến một phương pháp rấthiệu quả khi dạy kỹ năng tự phục vụ (KNTPV) cho trẻ KTTT đó là phương phápxâu chuỗi [4]. Xâu chuỗi là dạy trẻ thực hiện một chuỗi các phản ứng có liên quanvề mặt chức năng theo thứ tự chính xác hoặc gần chính xác để thực hiện một côngviệc hay một nhiệm vụ [2]. Phần lớn các kỹ năng chúng ta sử dụng để dạy trẻ baogồm một chuỗi các phản ứng thành phần. Học một chuỗi các phản ứng là học thựchiện từng bước trong chuỗi đó theo đúng trình tự và tương đối liên tục về mặt thờigian. Yêu cầu khi sử dụng phương pháp xâu chuỗi đó là giáo viên phải chia nhỏnhiệm vụ của hoạt động dạy sau đó dạy theo hình thức chuỗi xuôi, chuỗi ngược vàchuỗi toàn bộ. - Hình thức chuỗi xuôi: Sau khi phân tích nhiệm vụ và đánh giá giới hạnkhả năng, giáo viên bắt đầu hướng dẫn bằng việc cho trẻ lần lượt làm các bước đãhọc cho tới bước trẻ chưa thực hiện thành thục. Giáo viên sẽ bắt đầu hướng dẫn từbước đó. Củng cố ngay sau khi hướng dẫn. Khi bước đầu tiên trong chuỗi đã thựchiện có thể củng cố ở mức độ cao hơn. Những bước còn lại hoặc do giáo viên thựchiện hoặc do trẻ thực hiện với sự trợ giúp nhưng toàn bộ nhiệm vụ cần được hoànthành trước khi kết thúc buổi học. - Hình thức chuỗi ngược: Sau khi phân tích nhiệm vụ và đánh giá giớihạn khả năng, giáo viên bắt đầu hướng dẫn bằng việc làm toàn bộ hoặc giúp trẻlàm toàn bộ chuỗi phản ứng đến tận bước cuối cùng của chuỗi hành vi. Sau khi trẻđã làm tốt bước cuối cùng, chuyển sang dạy bước trước bước cuối cùng nhưng trẻphải thực hiện được bước cuối cùng mà không cần trợ giúp. Củng cố ngay sau khihướng dẫn, khi bước cuối cùng trong chuỗi được thực hiện, sẽ củng cố ở mức caohơn. Khi duy trì các bước đã dạy, đã học và đã bổ sung theo thứ tự giật lùi, toànbộ chuỗi hành vi được thực hiện và trẻ được củng cố. - Hình thức chuỗi toàn bộ: Sau khi phân tích nhiệm vụ ...

Tài liệu được xem nhiều: