Danh mục

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.76 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá khả năng phục hồi và quản lý rạn san hô vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn trên cơ sở phân tính hiện trạng rạn san hô, giải pháp phục hồi và tính khả thi trong thực thi quản lý; Xây dựng mô hình trồng phục hồi rạn san hô ở Lý Sơn, với quy mô 2ha (trong phạm vi dự án quy hoạch khu bảo tồn biển Lý Sơn) và quản lý hệ sinh thái rạn san hô nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch sinh thái biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng phục hồi rạn san hô khu vực biển ven bờ huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRỒNG PHỤC HỒI RẠN SAN HÔ KHU VỰC BIỂN VEN BỜ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN, TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm dự án: TS. Hoàng Xuân Bền Cơ quan chủ trì: Viện Hải dương học Năm nghiệm thu: 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khu Bảo tồn biển (BTB) Lý Sơn có tổng diện tích 7.925 ha, trong đó diện tích mặtnước là 7.113 ha bao gồm các phân vùng chức năng: (1)Vùng bảo vệ nghiêm ngặt có diệntích 620 ha; (2)Vùng phục hồi sinh thái có diện tích 2.024 ha; (3)Vùng phát triển có diệntích 4.469 ha. Những dẫn liệu khoa học cho thấy độ phủ của san hô cứng ở Lý Sơn rất thấpvới giá trị trung bình tại các điểm nghiên cứu chỉ ở mức 1,5 ± 0,3%, nhiều điểm rạn có độphủ cao nhất cũng chỉ đạt độ phủ 3,8%. Trước thực trạng suy giảm chất lượng hệ sinh tháirạn san ở vùng biển ven bờ Lý Sơn thì phục hồi rạn san hô ở vùng biển Lý Sơn chính là giảipháp nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối với rạn san hô, cải tạo những vùng rạn làmgia tăng độ phủ của san hô, gia tăng giá bám bền vững cho san hô tái phục hồi và tạo môitrường ổn định cho sự phát triển của quần xã sinh vật rạn khác ngoài san hô. II. MỤC TIÊU Đánh giá khả năng phục hồi và quản lý rạn san hô vùng biển ven bờ đảo Lý Sơn trêncơ sở phân tính hiện trạng rạn san hô, giải pháp phục hồi và tính khả thi trong thực thi quảnlý; Xây dựng mô hình trồng phục hồi rạn san hô ở Lý Sơn, với quy mô 2ha (trong phạm vidự án quy hoạch khu bảo tồn biển Lý Sơn) và quản lý hệ sinh thái rạn san hô nhằm tái tạonguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường và phục vụ du lịch sinh thái biển. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Đặc điểm địa chất, địa hình đáy biển và phân bố rạn san hô 1.1. Đặc điểm địa hình đáy đảo Lý Sơn Từ những kết quả đo đạc và tham khảo các nguồn tư liệu khác, đã xây dựng được bảnđồ địa hình đáy biển khu vực đảo Lý Sơn, từ đó cho thấy rằng khu vực nghiên cứu có hìnhthái địa hình đáy tương đối phức tạp, bề mặt đáy địa hình có tính chất phân bậc rất cao nhưở phần phía Đông Nam của đảo Lý Sơn có các bậc 0-20m, 20- 40m, 40-60m. 1.2. Đặc điểm phân bố rạn Rạn san hô trong khu bảo tồn biển Lý Sơn phát triển trênnền đáy san hô chết với cấu trúc dạng rạn riềm điển hình. Đây là kiểu cấu trúc được coi làđơn giản nhất với sự phát triển đi lên của nền đá vôi từ sườn dốc thoải ven đảo. San hô pháttriển rải rác từ độ sâu 2m đến hết chân rạn. Kết hợp số liệu đo địa hình đáy biển và số liệuđánh giá nhanh rạn san hô cho thấy san hô phát triển rải rác trên nền bãi triều san hô chếtxen lẫn cỏ biển đến độ sâu 16-20m. Rạn phân bố rộng nhất ở khu vực phía Đông Nam, Tâyđảo Lý Sơn thuộc địa phận hành chính của xã An Hải và An Vĩnh. Tại khu vực đảo bé (AnBình), san hô chủ yếu phát triển trên nền đá tảng và đá vôi xung quanh đảo và lệch nhiều vềLĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG 253 KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020phía đông Nam và Nam đảo. 1.3. Các thông số môi trường cơ bản: Kết quả đo đặc các thông số môi trường tại 12trạm khảo sát rạn san hô cho thấy độ mặn vùng biển Lý Sơn duy dao động trong khoảng33.72-34.63 0/00, nhiệt độ dao động trong khoảng 27,1-28,270C, pH giữa các trạm duy trìở ngưỡng 8, tại hầu hết 11 các trạm khảo sát đều có độ trong cao. Thông qua các kết quả đođạc các yếu tố môi trường đều phù hợp cho sự phát triển của san hô. 2. Rạn san hô vùng biển ven bờ Lý Sơn 2.1. Hiện trạng và phân bố: Thành phần độ phủ san hô sống được xem là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạngvà chất lượng của hệ sinh thái. Trong tổng số 74 tow khảo sát trong tháng 9/2015 thì san hôsống xuất hiện ở 72 tow (chiếm 97%), trong đó san hô cứng xuất hiện ở 72 tow và san hômềm xuất hiện ở 53 tow. Độ phủ trung bình của san hô sống (gồm san hô cứng và san hômềm) trong toàn khu vực là 11,82±8.97%, trong đó san hô cứng có độ phủ 5,47±3,12% vàsan hô mềm là 6,35±8,16%. Thông qua số liệu đánh giá độ phủ của san hô cứng và san hômềm cho thấy độ phủ Thành phần cỏ biển và rong biển 12 không nhiều với độ phủ dao độngtrong khoảng 1,01±2,02% đối với cỏ biển (chiếm 15/74 tow) và 2,03±2,47% đối với rongbiển (chiếm 30/74 tow) Độ phủ san hô sống tại Lý Sơn chỉ ở mức rất thấp đến trung bình (dao động từ bậc 1- 3). Trong đó hầu hết ở mức rất thấp (bậc 1) chiếm 59/74 tow đối với san hô sống. San hôsống phân bố quanh các đảo và trên các rạn gò núi lửa, độ phủ bậc 3 từ 31-50% chỉ xuất hiệntại phía Nam đảo Bé (An Bình), chùa Hang và rạn gò phía Nam và Đông Nam của đảo Lớn.San hô sống đạt độ phủ bậc 2 (11-30%) quanh đảo Bé và phía Tây và Tây Nam c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: