Ứng dụng WebGIS xây dựng bản đồ chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 918.25 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu sử dụng công nghệ Google Maps API để xây dựng bản đồ trực tuyến mô tả khu vực chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng Google Maps API để xây dựng WebGIS đơn giản, không cần cài đặt phần mềm. Công cụ này rất phù hợp trong việc xây dựng các hệ thống bản đồ chuyên đề trên mạng Internet.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng WebGIS xây dựng bản đồ chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 114 - 121 ỨNG DỤNG WEBGIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VẢI THANH HÀ Nguyễn Đức Lộc, Trần Trọng Phương14 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt: Hiện nay, WebGIS đã được ứng dụng rộng rãi để xây dựng các loại bản đồ chuyên đề trực tuyến trên mạng Internet. Với WebGIS, nhiều người dùng ở các địa điểm khác nhau có thể cùng sử dụng một bản đồ, có thể phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển và tra cứu thông tin trên bản đồ một cách dễ dàng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng công nghệ Google Maps API để xây dựng bản đồ trực tuyến mô tả khu vực chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng Google Maps API để xây dựng WebGIS đơn giản, không cần cài đặt phần mềm. Công cụ này rất phù hợp trong việc xây dựng các hệ thống bản đồ chuyên đề trên mạng Internet. Từ khóa: bản đồ, chỉ dẫn địa lý, Google Maps API, vải Thanh Hà, WebGIS. 1. Đặt vấn đề Bản đồ số là một loại bản đồ được thành lập, quản lí và trình diễn dữ liệu trên máy tính. Bản đồ số đã dần thay thế bản đồ giấy và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản được tích hợp trên nền web, đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ Hệ thống thông tin địa lí (GIS), đó là công nghệ WebGIS. Google Maps API được nghiên cứu sử dụng để thành lập bản đồ trên Website. Các nghiên cứu tiêu biểu ứng dụng công cụ này là: Scholefield (2008), đã xây dựng bản đồ du lịch của thành phố Edinburgh (Scotland) trên website [5]; Bildirici và Ulugtekin (2010), đã thử nghiệm xây dựng một bản đồ các địa điểm quan trọng của thành phố Konya (Thổ Nhĩ Kỳ) trên website [1]; Liu và Palen (2012), sử dụng Google Maps API để quản lý thiên tai như động đất, hỏa hoạn, nước biển dâng [3]. Hu (2012), cũng sử dụng Google Maps API JavaScript để phát triển dịch vụ bản đồ trực tuyến nhằm hiển thị và tìm kiếm trên 600 địa điểm của những khu vườn thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [2]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu ứng dụng Google Maps API xây dựng các bản đồ trực tuyến vẫn còn hạn chế. Trần Viết Khanh và Lê Minh Hải (2012), đã sử dụng Google Maps API để xây dựng bản đồ trực tuyến phục vụ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 tại Đại học Thái Nguyên [7]; Trần Thị Kim Liên (2014), đã xây dựng website tra cứu thông tin du lịch tỉnh Bình Thuận trên nền bản đồ Google Maps [6]. Nguyễn Duy Bình (2015), đã ứng dụng Google Maps API xây dựng bản đồ chỉ dẫn vị trí các đơn vị chức năng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam [4]. Để tiếp tục đưa ứng dụng của Google Maps API trong xây dựng bản đồ trực tuyến phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng Google Maps API xây dựng bản đồ trực tuyến chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà. 14 Ngày nhận bài: 21/02/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 19/4/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên lạc: Nguyễn Đức Lộc, e - mail: nguyenducloc@vnua.edu.vn 114 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra thu thập dữ liệu, tài liệu Dữ liệu: Nhóm nghiên cứu thu thập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Hà năm 2015 tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ địa chính khu vực đất canh tác tỷ lệ 1/2.000 ở các xã Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Bính và thị trấn Thanh Hà. Tài liệu: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 0009 (Vải thiều Thanh Hà); Quy trình sản xuất Vải thiều Thanh Hà theo tiêu chuẩn VietGAP; Cuốn sách “Các văn bản quản lý Chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều”; Kết quả sản xuất và tiêu thụ vụ vải 20152016, nhiệm vụ trong vụ vải 2016-2017 của UBND huyện Thanh Hà. Trên cơ sở bản đồ địa chính khu vực đất canh tác của các xã, nhóm nghiên cứu làm việc với đại diện hợp tác xã nông nghiệp của 6 xã để khoanh vùng diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP lên bản đồ giấy. 2.2. Xử lý dữ liệu Các dữ liệu không gian địa lý thu thập được chuẩn hóa về định dạng *.shp (Shape file) và hệ tọa độ quốc tế WGS84 bằng phần mềm FME. Cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà bao gồm dữ liệu không gian và thuộc tính được xây dựng trên ArcGIS 10.0. 2.3. Xây dựng bản đồ trực tuyến Các dữ liệu không gian và thuộc tính về chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà đã lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu KML, được thể hiện trên Google Maps thông qua ngôn ngữ lập trình JavaScripts. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát về chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: Từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: Một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Các thông tin về chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà bao gồm: (1) Tên/dấu hiệu: THANH HÀ (2) Quốc gia: Việt Nam (3) Sản phẩm: Quả vải thiều (4) Nhóm sản phẩm: Hoa quả, rau, ngũ cốc tươi hoặc chế biến (5) Khu vực địa lý bao gồm: Xã Hồng Lạc, xã Việt Hồng, xã Quyết Thắng, xã Tân Việt, xã Cẩm Chế, xã Thanh An, xã Thanh Lang, xã Tiền Tiến, xã Tân An, xã Liên Mạc, xã Th ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng WebGIS xây dựng bản đồ chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 114 - 121 ỨNG DỤNG WEBGIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VẢI THANH HÀ Nguyễn Đức Lộc, Trần Trọng Phương14 Học viện Nông nghiệp Việt Nam Tóm tắt: Hiện nay, WebGIS đã được ứng dụng rộng rãi để xây dựng các loại bản đồ chuyên đề trực tuyến trên mạng Internet. Với WebGIS, nhiều người dùng ở các địa điểm khác nhau có thể cùng sử dụng một bản đồ, có thể phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển và tra cứu thông tin trên bản đồ một cách dễ dàng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng công nghệ Google Maps API để xây dựng bản đồ trực tuyến mô tả khu vực chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ứng dụng Google Maps API để xây dựng WebGIS đơn giản, không cần cài đặt phần mềm. Công cụ này rất phù hợp trong việc xây dựng các hệ thống bản đồ chuyên đề trên mạng Internet. Từ khóa: bản đồ, chỉ dẫn địa lý, Google Maps API, vải Thanh Hà, WebGIS. 1. Đặt vấn đề Bản đồ số là một loại bản đồ được thành lập, quản lí và trình diễn dữ liệu trên máy tính. Bản đồ số đã dần thay thế bản đồ giấy và được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản được tích hợp trên nền web, đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ Hệ thống thông tin địa lí (GIS), đó là công nghệ WebGIS. Google Maps API được nghiên cứu sử dụng để thành lập bản đồ trên Website. Các nghiên cứu tiêu biểu ứng dụng công cụ này là: Scholefield (2008), đã xây dựng bản đồ du lịch của thành phố Edinburgh (Scotland) trên website [5]; Bildirici và Ulugtekin (2010), đã thử nghiệm xây dựng một bản đồ các địa điểm quan trọng của thành phố Konya (Thổ Nhĩ Kỳ) trên website [1]; Liu và Palen (2012), sử dụng Google Maps API để quản lý thiên tai như động đất, hỏa hoạn, nước biển dâng [3]. Hu (2012), cũng sử dụng Google Maps API JavaScript để phát triển dịch vụ bản đồ trực tuyến nhằm hiển thị và tìm kiếm trên 600 địa điểm của những khu vườn thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ [2]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu ứng dụng Google Maps API xây dựng các bản đồ trực tuyến vẫn còn hạn chế. Trần Viết Khanh và Lê Minh Hải (2012), đã sử dụng Google Maps API để xây dựng bản đồ trực tuyến phục vụ kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2012 tại Đại học Thái Nguyên [7]; Trần Thị Kim Liên (2014), đã xây dựng website tra cứu thông tin du lịch tỉnh Bình Thuận trên nền bản đồ Google Maps [6]. Nguyễn Duy Bình (2015), đã ứng dụng Google Maps API xây dựng bản đồ chỉ dẫn vị trí các đơn vị chức năng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam [4]. Để tiếp tục đưa ứng dụng của Google Maps API trong xây dựng bản đồ trực tuyến phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng Google Maps API xây dựng bản đồ trực tuyến chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà. 14 Ngày nhận bài: 21/02/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 19/4/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017 Liên lạc: Nguyễn Đức Lộc, e - mail: nguyenducloc@vnua.edu.vn 114 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Điều tra thu thập dữ liệu, tài liệu Dữ liệu: Nhóm nghiên cứu thu thập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Hà năm 2015 tỷ lệ 1/25.000 và bản đồ địa chính khu vực đất canh tác tỷ lệ 1/2.000 ở các xã Thanh Sơn, Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Xá, Thanh Bính và thị trấn Thanh Hà. Tài liệu: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 0009 (Vải thiều Thanh Hà); Quy trình sản xuất Vải thiều Thanh Hà theo tiêu chuẩn VietGAP; Cuốn sách “Các văn bản quản lý Chỉ dẫn địa lý Thanh Hà cho sản phẩm vải thiều”; Kết quả sản xuất và tiêu thụ vụ vải 20152016, nhiệm vụ trong vụ vải 2016-2017 của UBND huyện Thanh Hà. Trên cơ sở bản đồ địa chính khu vực đất canh tác của các xã, nhóm nghiên cứu làm việc với đại diện hợp tác xã nông nghiệp của 6 xã để khoanh vùng diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP lên bản đồ giấy. 2.2. Xử lý dữ liệu Các dữ liệu không gian địa lý thu thập được chuẩn hóa về định dạng *.shp (Shape file) và hệ tọa độ quốc tế WGS84 bằng phần mềm FME. Cơ sở dữ liệu chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà bao gồm dữ liệu không gian và thuộc tính được xây dựng trên ArcGIS 10.0. 2.3. Xây dựng bản đồ trực tuyến Các dữ liệu không gian và thuộc tính về chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà đã lưu trữ bằng cơ sở dữ liệu KML, được thể hiện trên Google Maps thông qua ngôn ngữ lập trình JavaScripts. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Khái quát về chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà Chỉ dẫn địa lý là thông tin về nguồn gốc của hàng hoá: Từ ngữ; dấu hiệu; biểu tượng; hình ảnh để chỉ: Một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương mà hàng hoá được sản xuất ra từ đó. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hoá là do nguồn gốc địa lý tạo nên. Các thông tin về chỉ dẫn địa lý vải Thanh Hà bao gồm: (1) Tên/dấu hiệu: THANH HÀ (2) Quốc gia: Việt Nam (3) Sản phẩm: Quả vải thiều (4) Nhóm sản phẩm: Hoa quả, rau, ngũ cốc tươi hoặc chế biến (5) Khu vực địa lý bao gồm: Xã Hồng Lạc, xã Việt Hồng, xã Quyết Thắng, xã Tân Việt, xã Cẩm Chế, xã Thanh An, xã Thanh Lang, xã Tiền Tiến, xã Tân An, xã Liên Mạc, xã Th ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chỉ dẫn địa lý Google Maps API Vải Thanh Hà Xây dựng WebGIS đơn giản Hệ thống thông tin địa lí Công nghệ WebGISGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 40 0 0
-
7 trang 40 0 0
-
BIỂU MẪU: TỜ KHAI ĐĂNG KÝ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
4 trang 31 0 0 -
Ứng dụng Arcgis Online thành lập bản đồ nông nghiệp Hà Nội
6 trang 25 0 0 -
8 trang 21 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ webgis mã nguồn mở phục vụ công tác quảng bá du lịch
93 trang 21 0 0 -
12 trang 21 0 0
-
Ứng dụng công nghệ WebGIS hướng dẫn bón phân trực tuyến cho cây lúa tại tỉnh Bắc Ninh
8 trang 21 0 0 -
7 trang 20 0 0
-
Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
14 trang 20 0 0