Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1059.2023-0014 Natural Sciences 2023, Volume 68, Issue 1, pp. 167-180 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO CẢNH QUAN HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN Đinh Hoàng Dương, Đỗ Văn Thanh, Kiều Văn Hoan, Dương Thị Lợi và Tô Thị Hồng Nhung Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo phân tích đặc điểm của các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Ba Bể. Các nhân tố này là cơ sở để thành lập bản đồ cảnh quan và đánh giá cảnh quan phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Đây là địa phương thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới khoa học trong nước cũng như ngoài nước do khu vực này nắm giữ những giá trị rất lớn về các nguồn lợi tự nhiên để phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội. Kết quả nghiên cứu cung cấp dữ liệu để thành lập bản đồ cảnh quan và hệ thống phân loại cảnh quan dựa trên những nhân tố như: địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thảm thực vật phục vụ khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Từ khóa: cảnh quan, nhân tố thành tạo cảnh quan, tự nhiên. 1. Mở đầu Cảnh quan (CQ) đã trở thành một khái niệm chung, mang tính xã hội, kinh tế, sinh thái và văn hóa, được sử dụng ở mọi cấp độ lãnh thổ [1]. Khoa học nghiên cứu cảnh quan có lịch sử phát triển lâu dài, đã xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ XIII của thời kì Phục Hưng [2, 3]. Trải qua hàng trăm năm, khái niệm cảnh quan đã được phát triển, bổ sung và hình thành các trường phái khác nhau, dựa trên các quan điểm, hệ thống đánh giá và cách tiếp cận khác nhau. Cảnh quan được coi như một đối tượng nghiên cứu của địa lí. Những nghiên cứu khoa học về cảnh quan được bắt đầu bằng các mô tả có hệ thống. Trong lịch sử phát triển cảnh quan học, có nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu CQ khác nhau. Mỗi trường phái đều có những đặc trưng riêng nhưng tựu chung đều hướng tới sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và lãnh thổ [4, 5]. Có thể khái quát hai trường phái nghiên cứu CQ chủ yếu: nghiên cứu CQ của các nhà địa lí Nga (Liên Xô cũ) và Đông Âu; nghiên cứu CQ của các nước Tây Âu và Bắc Mĩ. Trường phái nghiên cứu CQ của Nga và Đông Âu chủ yếu là nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, tác động giữa các hợp phần, quy luật phân hóa lãnh thổ, hệ thống phân loại và khả năng sử dụng cho mục đích phát triển kinh tế, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ thiên nhiên. Trường phái CQ của Tây Âu Ngày nhận bài: 9/3/2023. Ngày sửa bài: 22/3/2023. Ngày nhận đăng: 31/3/2023. Tác giả liên hệ: Đinh Hoàng Dương. Địa chỉ e-mail: hoangduongdinh@gmail.com 167 Đinh Hoàng Dương, Đỗ Văn Thanh, Kiều Văn Hoan, Dương Thị Lợi và Tô Thị Hồng Nhung và Bắc Mĩ có một số khác biệt trong hướng nghiên cứu. Trong đó, đáng chú ý là hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan. Đây là sự kết hợp giữa lí thuyết địa sinh thái với cảnh quan học. Quan niệm cảnh quan vừa là một thể tổng hợp tự nhiên, vừa là đơn vị mang tính kiểu loại, là một đơn vị nằm trong hệ thống phân loại chung của cảnh quan lãnh thổ Việt Nam và đồng thời là một bộ phận cảnh quan lãnh thổ Việt Nam đã được lựa chọn để phục vụ cho nghiên cứu về cảnh quan huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ba Bể là một huyện nghèo miền núi nhưng có CQ thiên nhiên đặc trưng của vùng núi miền Bắc Việt Nam. Do vậy, các nghiên cứu theo hướng CQ ứng dụng khá phong phú. Nghiên cứu vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên theo hướng tiếp cận địa lí thành phần có tác giả Trương Quang Hải: Sử dụng đất, rừng; tình trạng bồi lắng, xói lở đất của tác giả Ngân Ngọc Vỹ [6]; tri thức địa phương trong sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của tác giả Chu Thị Vân Anh [7]. Hướng tiếp cận sinh thái CQ có tác giả Nguyễn Thị Huyền Trang và nhóm nghiên cứu về cấu trúc quần xã Ve giáp [8], hướng tiếp cận kinh tế STCQ của các tác giả Cao Trường Sơn, Nguyễn Thị Đông liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng [9], và nghiên cứu du lịch sinh thái của tác giả Đặng Thị Hoa [10]. Huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn từ lâu đã được biết đến với những thế mạnh của tự nhiên, đặc biệt là vườn quốc gia Ba Bể nằm trên địa bàn 5 xã: Nam Mẫu, Khang Ninh, Cao Thương, Quảng Khê và Cao Trĩ [11]. Huyện Ba Bể trong nhiều năm qua đã được các nhà khoa học và các cấp quản lí nhà nước quan tâm, đầu tư nghiên cứu nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đặc biệt là lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị của các tài nguyên thiên nhiên. Với một địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển và có những giai đoạn thuộc diện huyện nghèo nhất cả nước, nhiệm vụ làm rõ đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan có thể trở thành động lực và cơ sở khoa học để địa phương có thể tìm ra được những hướng đi mới giàu tiềm năng trong việc phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Mặc dù các công trình nghiên cứu về cảnh quan huyện Ba Bể khá đa dạng, nhưng điểm mới trong nghiên cứu này là làm rõ được những đặc điểm đặc trưng của CQ huyện Ba Bể, hướng tới mục tiêu tiếp theo trong việc xây dựng bản đồ CQ, đánh giá và đề xuất giải pháp phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu về cảnh quan của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn dựa trên cơ sở dữ liệu sau: (i) Các tài liệu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện Ba Bể; (ii) Các số liệu thống kê về kinh tế - xã hội huyện Ba Bể từ năm 2016 đến 2020; (iii) Các bài báo, văn bản, quyết định, báo cáo kinh tế - xã hội huyện Ba Bể từ năm 2016 đến 2020; (iv) Hệ thống các bản đồ huyện Ba Bể: bản đồ hành chính (tỉ lệ 1/50.000); 168 Đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn bản đồ địa chấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển bền vững nông nghiệp Hệ thống thông tin địa lí Dịch vụ môi trường rừng Bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên Xây dựng bản đồ cảnh quanTài liệu cùng danh mục:
-
7 trang 578 7 0
-
25 câu hỏi ôn tập: Xử lý chất thải rắn
19 trang 462 0 0 -
42 trang 376 7 0
-
PHÂN TÍCH SỰ HÌNH THÀNH TƯ DUY CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI
3 trang 322 0 0 -
11 trang 297 0 0
-
Giáo trình Cây xanh đô thị: Phần 1
52 trang 296 13 0 -
Vướng mắc khi sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp để thẩm định giá trị đất đai ở Việt Nam
20 trang 293 0 0 -
thông tin quy hoạch phân khu trên địa bàn thành phố hà nội (phía bắc sông hồng)
45 trang 290 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
113 trang 271 1 0 -
Bài giảng Các phương pháp nghiên cứu trong quy hoạch sử dụng đất – Võ Thành Phong (phần 2)
15 trang 252 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 21 0 0 -
94 trang 19 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 20 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 19 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 21 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 20 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 20 0 0 -
39 trang 19 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 19 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 19 0 0