Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chủ yếu: Phẫu thuật đơn thuần: trước đây cho rằng kết quả điều trị bằng phẫu-thuật đơn thuần rất xấu, nhưng gần đây nhờ có nhiều cải tiến và tiến bộ nên đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Do cách chọn bệnh nhân khác nhau nên khó đánh giá và so sánh 1 cách chính xác được giữa tia xạ và phẫu thuật đơn thuần (theo báo cáo của viện ung thư Gustave - Roussy, Pháp thì tỉ lệ sống trên sau 5 năm xấp xỉ bằng nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ung thư Amiđan khẩu cái (Kỳ 3) Ung thư Amiđan khẩu cái (Kỳ 3) Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chủ yếu: - Phẫu thuật đơn thuần: trước đây cho rằng kết quả điều trị bằng phẫuthuật đơn thuần rất xấu, nhưng gần đây nhờ có nhiều cải tiến và tiến bộ nên đãmang lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Do cách chọn bệnh nhân khác nhau nên khóđánh giá và so sánh 1 cách chính xác được giữa tia xạ và phẫu thuật đơn thuần(theo báo cáo của viện ung thư Gustave - Roussy, Pháp thì tỉ lệ sống trên sau 5năm xấp xỉ bằng nhau 19-20%). - Tia xạ đơn thuần: được nhiều tác giả đề cập đến và nhận xét rằng sửdụng tia Co đã mang lại kết quả khả quan, nhất là đối với u còn bé chưa có hạchcổ hoặc hạch bé còn di động. Theo Ennuyer và Bataini (Pháp) thì sống trên 5 nămđạt 44% đối với T1,T2-No,N1 và 9% đối với T3,N3. - Phối hợp tia xạ và phẫu thuật: hiện nay tuy có một số phương phápphối hợp khác nhau: Theo Pletcher và Ballantyne ở Bệnh viện Andreson(Houston) đối với T1,T2 thì dùng tia Co đơn thuần kể cả T3,T4 nếu là thể sùi vànhạy cảm với tia. Bệnh nhân phải được theo dõi kĩ sau khi đã tia được 50Gy, nếulà những thương tổn thâm nhiễm hoặc còn lại tổ chức u thì sau 6 tuần phải cắt bỏcả khối (monobloc), nếu còn hạch sót lại sau khi đã tia thì phải nạo vét hạch sau 6tuần. Kết quả sống thêm sau 5 năm là 36%. Ở viện Gustave- Roussy (Pháp), vớiT1,T2,T3 thì tiến hành 2 hoặc 3 thì tuỳ theo có hạch sờ được hay không. 3. Sacoma Amiđan: Phần lớn hay gặp là các loại u lympho ác tính NonHodgkin trong phạm vi vùng waldayer. Theo một số thống kê, tỉ lệ u lympho áctính Non Hodgkin của amiđan khẩu cái thường chiếm toàn bộ vòng Waldayer là59% (theo Ennuyer1970), 58% (Alseleem), 53% (Wang 1969), 40% (Banfi.1970),30% viện Gustave-Roussy.1970), đứng vào hàng thứ hai sau Hematosarcome ởhốc mũi va các xoang mặt. 3.1. Triệu chứng ban đầu: Nuốt khó đầu tiên là triệu chứng hay gặp (2/3số trường hợp), rất ít khi đau, nếu u to quá thì nói giọng mũi, rất ít khi có triệuchứng khít hàm, ở 1/3 trường hợp thì có dấu hiệu báo động là nổi hạch cổ, vì vậytrước một hạch thể lympho thì phải kiểm tra kĩ vòng Waldayer, đặc biệt là chú ýđến amidan khẩu cái. 5.2. Khám lâm sàng: U amiđan biểu hiện như một amiđan thể phì đại, đẩycác trụ vào trong, niêm mạc amiđan màu đỏ đôi khi hơi sẫm màu, không rắn vàkhông thâm nhiễm,đôi lúc ở bề mặt amiđan có một lớp như giả mạc hoặc hoại tửloét, thoạt nhìn ta có thể thấy rõ nhưng có một số trường hợp thì kín đáo hơn nhưmột u nhỏ ở cực trên amiđan, hoặc amidđan hơi to, hơi đỏ nhưng mật độ bình th-ường, hoặc ở dưới niêm mạc thì rải rác có một hạt nhỏ (micronodulaire). Nếu ởgiai đoạn muộn thì các trụ, màn hầu, đôi khi đáy lưỡi và hạ họng đều bị lan rộngdo khối u quá to gây khó thở. Ở giai đoạn này thường đã có hạch cổ chiếm 3/4,một số trường hợp (Ennuyer 78%, Terz Farr 65%) một số trường hợp thì đã cóhạch cổ cả hai bên. Hay gặp là nhóm hạch dưới góc hàm, thể tích lớn bé rất khácnhau, mật độ thường chắc hoặc căng phồng, có khi là một khối gồm nhiều hạch. Trước một bệnh nhân nghi ngờ là bị sacoma amiđan thì phải làm sinh thiếtamiđan làm hạch đồ (tế bào học) và phải khám toàn thân nhất là các vùng bạchmạch, làm huyết đồ, tuỷ đồ, tốc độ lắng máu, chụp phổi, dạ dày... 5.3. Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt giữa một ung thư biểu mô với mộtsacom amiđan thường không khó khăn lắm, chủ yếu dựa vào kết quả sinh thiết nh-ưng cũng cần tránh nhầm lẫn sau đây, đừng nên cho rằng đó là một amiđan phì đạithông thường rồi không theo dõi, làm sinh thiết, hoặc là một áp xe amiđan rồi rạchdẫn lưu, cho kháng sinh mà không kiểm tra theo dõi, hoặc trước một đám hạch cổchắc và không sưng đỏ thì kết luận vội vàng là hạch lao mà không kiểm traamiđan. Điều trị thử bằng tia xạ để xem độ nhạy cảm trước khi làm sinh thiết đócũng là một sai lầm vì sinh thiết làm sau tia thường là âm tính, không kết luận đư-ợc gì. 5.4. Điều trị: Chủ yếu tia xạ qua da vì loại u này rất nhạy cảm với tia. Gầnđây nhiều nước đã phối hợp điều trị hoá chất trước hoặc sau tia cũng mang lại kếtquả tốt nhất là đối với loại lympho ác tính độ ác tính cao. - Điều trị bằng tia xạ: Nếu có hạch cổ sờ thấy hoặc kể cả chưa sờ thấyhạch đều phải tia toàn bộ vùng Waldayer và toàn bộ vùng hạch cổ hai bên kể cảdãy hạch cổ thượng đòn. - Điều trị bằng hoá chất: Các hoá chất thường dùng phối hợp là:prednisolon 40mg/ngày/4tuần. Vincristine (oncovin) tiêm tĩng mạch1.5mg/m2/tuần. Cyclophosphamide (Endoxan) tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 400mg/m2/ngày x 4ngày cho 3 đợt tiếp nhau, mỗi đợt cách nhau 15 ngày. Cách phối hợp sau đây: Điều trị tấn công (theo Gustave-Roussy) Prednisolon+Vincristine Vincristine (2ngày+Cyclophosphamide (4ngày) V.M 26 +Cyclophosphamide (như trên) Điều trị củng cố: chủ yếu dùng Cyclophosphomide (600mg/m2/1 lần cho15ngày), với loại u lympho ác tính độ ác tính cao thường hay dùng: Vincristine tiêm tĩnh mạch 1,5mg/m2/ngày trong 4 tuần Vincarbazine (Velbe) tĩnh mạch 6mg/m2/tuần Procarbazine(Natulan)uống 150mg/m2/ngày trong 20ngày. V.M 26 và VP16 Chỉ định điều trị: Nếu thể khu trú thì điều trị đơn thuần, liều lượng phảiđầy đủ mặc giàu khối u bé đi rất nhanh. Tuỳ kết quả sinh thiết u thuộc loại lymphoác tính 40-60Gy hoặc ở họng và hạch cổ 2 bên độ ác tính thấp, trung bình hay caomà dùng liều 50-60Gy. Nếu hạch to quá hoặc còn sót lại sau khi tia thì phải tiathêm 10Gy trong một tia trường có giới hạn. Trường hợp đã có di căn vùng hạch ởxa (vùng bụng, khung chậu) thì trước hết điều trị bằng hoá chất (tấn công) sau đótia phóng xạ (tia vùng cổ trước sau có tia vùng dưới cơ hoành) sau cùng là điều trịhoá ...