Thông tin tài liệu:
1. Dẫn nhập 1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu (interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ở thời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạc hoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì phát triển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việt với các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1) Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 1)1. Dẫn nhập1.1. Quá trình hình thành và phát triển tiếng Việt, xét theo quan điểm giao lưu(interchange) và tương tác (interaction), là quá trình tiếp xúc ngôn ngữ (TXNN). Ởthời kì hình thành đó là sự giao lưu và tương tác giữa các thứ tiếng thị tộc, bộ lạchoặc liên minh bộ lạc để hợp thành hạt nhân của tiếng Việt. Bắt đầu thời kì pháttriển, cùng với các bước lưỡng phân(1), là những giai đoạn tiếp xúc của tiếng Việtvới các ngôn ngữ ngoại lai - được hiểu như các thứ tiếng ngoài gia đình ngôn ngữNam Á (AA) và Nam Thái (AT) (P.Benedict, 1996). Ở thời kì phát triển, sự tiếpxúc ngôn ngữ Việt–Hán hay Việt–Trung (từ đây gọi chung Việt–Hán) là dài lâunhất và hình thái tiếp xúc cũng có nhiều kiểu loại nhất. (Xem thêm ở phần 2)1.2. Trong bài viết này có mấy từ (ngữ) khoá sau đây được sử dụng: tiếp xúc ngônngữ, ứng xử ngôn ngữ, yếu tố gốc Hán. Thuộc số đó có từ (ngữ) đã quen thuộc,nhưng khi xuất hiện trong bài viết này một đôi trường hợp mang một sắc thái hơikhác.Tiếp xúc ngôn ngữ là “sự tiếp giao nhau giữa các ngôn ngữ do những hoàn cảnhcận kề nhau về mặt địa lí, tương liên về mặt lịch sử xã hội dẫn đến nhu cầu của cáccộng đồng người vốn có những thứ tiếng khác nhau phải giao tiếp với nhau” (O.S.Akhmanova, 1966). TXNN còn được hiểu là “sự tác động qua lại giữa hai hoặcnhiều ngôn ngữ tạo nên ảnh hưởng đối với cấu trúc và vốn từ của một hay nhiềungôn ngữ. Những điều kiện xã hội của sự TXNN được quy định bởi nhu cầu cầnthiết phải giao tiếp lẫn nhau giữa những thành viên thuộc các nhóm dân tộc vàngôn ngữ do những nhu cầu về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội v.v. thúc đẩy”(V.N.Jarceva, 1990). Với tình hình TXNN ở Việt Nam, cũng như với một số nướctừng có sự xâm lược và chiếm đóng của một thế lực ngoại quốc, ta còn có thể thêmvào đoạn dẫn trên: nhu cầu giao tiếp giữa cư dân bản địa với những người thuộc bộmáy cai trị và đội quân xâm lược hoặc chiếm đóng ngoại quốc. Trong hình tháiTXNN này, sự ứng xử ngôn ngữ của cư dân bản địa là vấn đề hết sức tế nhị. Trongnhiều trường hợp nó làm nổi rõ bản sắc dân tộc của cả một nền văn hoá.Ứng xử ngôn ngữ (Language Treatment) có nội dung khái niệm thuộc lĩnh vực xãhội ngôn ngữ học. Cách diễn đạt này được xem là tương đương với Kế hoạch hoángôn ngữ (Language Plan/Planning). Ứng xử ngôn ngữ là sản phẩm của nhữngquyết định có ý thức về sự lựa chọn mã (code) trong hoạt động giao tiếp (JohnGibbons, 1992 ). Ứng xử ngôn ngữ mang tính xã hội được thể hiện trong chínhsách ngôn ngữ của nhà nước hoặc một tổ chức xã hội. Chẳng hạn chính sách ngônngữ hiện nay của nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; chính sáchngôn ngữ của Đảng Cộng sản Đông Dương được thể hiện trong Đề cương văn hoáViệt Nam năm 1943. Ứng xử ngôn ngữ cũng có thể là sự lựa chọn của một ngườivề ngôn ngữ mà mình dùng trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ. Sự ứng xửngôn ngữ của mỗi người được quy định bởi nhiều nhân tố vừa khách quan vừa chủquan, trong đó nhân tố chủ quan có tính quyết định. Ứng xử ngôn ngữ là một thànhphần về ứng xử văn hoá. Do đó, truyền thống văn hoá, truyền thống ứng xử ngônngữ của cộng đồng, của dân tộc có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ ứng xử ngônngữ của các thành viên trong cộng đồng.Yếu tố gốc Hán không chỉ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán xưa nay được gọi làtừ Hán - Việt. Trong bài này yếu tố gốc Hán được hiểu là tất cả những đặc điểmhoặc thành tố ngôn ngữ nào mà qua sự tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán tiếng Hán cóthể có ảnh hưởng đến tiếng Việt ở mặt này hay mặt khác. Chẳng hạn các đặc điểmvề ngữ âm, đặc điểm về cấu trúc ngữ pháp, các thành tố từ vựng ngữ nghĩa. Tuytrong bài viết này các thành tố từ vựng ngữ nghĩa là ngữ liệu được đề cập đếnnhiều hơn, nhưng các phương diện khác của tiếng Hán cũng sẽ được nhắc đến khicần.1.3. Trong nhiều trường hợp bài viết sử dụng các dẫn liệu ngôn ngữ rút từ nhữngcông trình đã công bố và được thừa nhận rộng rãi của các tác giả khác cùng vớinhững ngữ liệu mà người viết bài này dùng trong các lập luận của mình. Đề cậpđến một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - ngôn ngữ học, khi cần thiết chúng tôi cũngđụng chạm đến những dẫn liệu thuộc các lĩnh vực ngoài ngôn ngữ để làm rõ thêmcho những lập luận liên quan với hiện tượng nội tại ngôn ngữ.2. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt–Hán2.1. Các giai đoạn tiếp xúc và đặc điểmTrong khoa học nói đến thời kì hoặc giai đoạn tức là bàn về sự phân kì có tính lịchđại (diachronic division of events into periods) về diễn tiến hay quá trình phát triểncủa một hiện tượng, một sự kiện nào đó. Mỗi sự phân kì nhằm vào một/vài mụcđích nhất định và có tiêu chí định hướng cho sự phân kì. Sự phân kì hiện tượngTXNN dựa vào các hình thái tiếp xúc, điều kiện xã hội - lịch sử và hệ quả mà sựTXNN dẫn tới về mặt cấu trúc cũng như về chức năng xã hội của ngôn ngữ. ...