![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ươm tạo công nghệ - bí quyết thành công mới
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 184.54 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thuật ngữ “ươm tạo công nghệ” đang dần trở nên quen thuộc với các công ty có tham vọng và quyết tâm tạo ra những bước phát triển nhảy vọt trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, bởi đây chính là giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực nội sinh trong quá trình lớn mạnh của các công ty.
Ra đời trong thời kỳ số lượng các công ty công nghệ thông tin (dot.com) tăng lên nhanh chóng theo hàm số mũ, phương thức kinh doanh mới này được rất nhiều công ty áp dụng để nâng cao...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ươm tạo công nghệ - bí quyết thành công mới Ươm tạo công nghệ - bí quyết thành công mới Thuật ngữ “ươm tạo công nghệ” đang dần trở nên quen thuộc với các công ty có tham vọng và quyết tâm tạo ra những bước phát triển nhảy vọt trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, bởi đây chính là giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực nội sinh trong quá trình lớn mạnh của các công ty. Ra đời trong thời kỳ số lượng các công ty công nghệ thông tin (dot.com) tăng lên nhanh chóng theo hàm số mũ, phương thức kinh doanh mới này được rất nhiều công ty áp dụng để nâng cao mức doanh thu. Đây cũng là một công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động trong lĩnh vực quản lý, phát triển công nghệ, tiếp thị, tài chính, kế toán, phát triển sản phẩm, các quan hệ với pháp luật và các nhà đầu tư. Lý thuyết về ươm tạo công nghệ được hai nhà khoa học là Hover và Vernon đề ra từ năm 1962. Mặc dù đã trải qua nhiều thí nghiệm với không ít cuộc đánh giá, xem xét, nhưng đến nay, hoạt động này vẫn được coi là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ. Ươm tạo công nghệ có thể diễn giải một cách ngắn gọn và dễ hiểu là một cơ chế trợ giúp của các hãng dịch vụ dành cho các công ty mới thành lập nhằm xây dựng nền tảng kinh doanh, giúp họ đứng vững và phát triển thuận lợi. Khái niệm “ươm tạo công nghệ” không đồng nghĩa với “cụm công nghiệp” hay “khu công nghiệp tập trung”. Khu ươm tạo công nghệ đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết. Do vậy, khi thiết kế và lập kế hoạch, các hãng ươm tạo công nghệ cần cân nhắc cẩn thận những vấn đề mà khách hàng của mình sẽ quan tâm, dự tính khả năng mở rộng cơ sở vật chất và dịch vụ văn phòng của khách hàng. Người quản lý hãng ươm tạo công nghệ phải là người có kiến thức sâu rộng, có thể tiếp cận được với các dạng thức công ty kiểu mới. Nhiều trường hợp, các doanh nhân khi bắt đầu kinh doanh thường tìm kiếm những công ty ươm công nghệ phù hợp với chuyên ngành của họ hoặc những lĩnh vực mà họ quan tâm (bởi vì không phải ai cũng thành thạo về lĩnh vực của mình). Thông thường, các doanh nhân quan tâm đến tầm hiểu biết của các nhà quản lý công ty ươm công nghệ, vì vậy một nhà quản lý có kinh nghiệm đồng thời là một chuyên gia giỏi sẽ luôn “có giá”. Một khía cạnh khác liên quan đến công ty ươm công nghệ là các công ty này phải được quản lý tập trung, đòi hỏi phải đặt trụ sở ở những nơi gần các cơ sở công nghiệp bổ trợ, kề cận khách hàng, các trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo chuyên sâu. Vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, liên quan đến sự sống còn của một hãng ươm tạo công nghệ là khả năng sáng tạo và phát minh của đội ngũ nhân viên. Họ phải là những người nắm được các kỹ thuật và công nghệ cao. Để nuôi dưỡng và phát huy năng lực làm việc của nhân viên, các công ty ươm công nghệ cần luôn quan tâm tạo ra môi trường làm việc, nghỉ ngơi, tiện nghi thoải mái cho các nhân viên của mình. Hoạt động ươm tạo công nghệ được coi như chất xúc tác, một yếu tố giám sát, khuyến khích động viên, giúp đỡ các công ty kỹ thuật cao ở giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Vì vậy, các hãng ươm tạo phải có khả năng hỗ trợ khách hàng về mặt quản lý hoặc tư vấn kỹ thật, về mạng lưới hoạt động hoặc hỗ trợ các hoạt động khác có liên quan đến tài chính hoặc phi tài chính để công việc kinh doanh tiến hành thành công, đặc biệt ở trong thời kỳ khởi sự kinh doanh. Thông thường, công nghệ mà các công ty áp dụng ban đầu phải sửa đổi, tinh chỉnh trước khi tung ra thị trường. Khi đó, các hãng ươm tạo công nghệ có thể sử dụng công nghệ và các chuyên gia giỏi của mình giúp khách hàng mở rộng mạng lưới của họ. Ngày nay, vai trò của các công ty vừa và nhỏ ngày càng được nâng cao đối với mọi thị trường. Theo tính toán của các chuyên gia quản lý, các công ty vừa và nhỏ, chiếm tới hơn 95% tổng số các công ty tư nhân ở Australia và 50% ở Mỹ trong khoảng 1990 – 1998, là những công ty có nhân viên ít hơn 20 người nhưng luôn tạo ra được nhiều công ăn việc làm mới. Theo xu hướng đó, các hãng ươm tạo công nghệ giờ đây đều là các công ty quy mô nhỏ. Và các thành phần kinh tế này đã đóng góp phần quan trọng vào những thay đổi cơ cấu nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Mặc dù ảnh hưởng của việc góp phần này không thể hiện rõ ràng ngay tức thì (như kích thích các hoạt động kinh doanh tạo ra việc làm trong thời gian ngắn), nhưng xem xét một cách toàn diện thì các hãng ươm tạo công nghệ sẽ giữ vai trò trung tâm của quá trình phát triển lâu dài của nền kinh tế. Các chỉ số được sử dụng để xác định hiệu quả của cả khu công nghệ và hãng ươm tạo công nghệ là những chỉ số tác động trực tiếp tới nền kinh tế, như khả năng tạo việc làm và chi phí phải trả của từng hãng ươm tạo công nghệ. Nhưng các chỉ số này không tương xứng và không đầy đủ để đánh giá một hãng ươm tạo công nghệ và làm phức tạp hoá mục đích và chức năng của các chương trình ươm tạo công nghệ. Bất cứ sự thảo luận nào về tương lai của ngành ươm tạo công nghệ cũng cần được xem xét một cách cẩn thận những vấn đề dài hạn liên quan tới nó, từ khâu tổ chức bộ máy của một công ty mới thành lập cho đến những quan điểm chính thức, đồng thời các cuộc nghiên cứu phải hướng tới phát triển một phương pháp luận chính xác hơn và bao quát hơn về đánh giá hiệu quả hoạt động và nắm bắt được những tác động tốt về mặt kinh doanh. Để ủng hộ quan điểm này, lời bình luận của các chuyên gia ươm tạo công nghệ được tổng kết theo ý kiến dưới đây: Trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao, việc tổ chức theo quy mô nhỏ không phải là vấn đề quan trọng, vì lợi nhuận của các công ty này phụ thuộc trực tiếp vào việc tăng các sản phẩm đầu ra và phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Nhưng điều này cũng là vấn đề gây tranh cãi, vì cách tổ chức này có đặc thù riêng, các công ty công nghệ cao được tổ chức theo quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức đi tiên phong và là chất xúc tác cho những thay đổi lớn của công nghệ. Nhờ gần gũi với thị trường nên các hãng ươm tạo công ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ươm tạo công nghệ - bí quyết thành công mới Ươm tạo công nghệ - bí quyết thành công mới Thuật ngữ “ươm tạo công nghệ” đang dần trở nên quen thuộc với các công ty có tham vọng và quyết tâm tạo ra những bước phát triển nhảy vọt trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, bởi đây chính là giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao năng lực nội sinh trong quá trình lớn mạnh của các công ty. Ra đời trong thời kỳ số lượng các công ty công nghệ thông tin (dot.com) tăng lên nhanh chóng theo hàm số mũ, phương thức kinh doanh mới này được rất nhiều công ty áp dụng để nâng cao mức doanh thu. Đây cũng là một công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động trong lĩnh vực quản lý, phát triển công nghệ, tiếp thị, tài chính, kế toán, phát triển sản phẩm, các quan hệ với pháp luật và các nhà đầu tư. Lý thuyết về ươm tạo công nghệ được hai nhà khoa học là Hover và Vernon đề ra từ năm 1962. Mặc dù đã trải qua nhiều thí nghiệm với không ít cuộc đánh giá, xem xét, nhưng đến nay, hoạt động này vẫn được coi là một lĩnh vực kinh doanh mới mẻ. Ươm tạo công nghệ có thể diễn giải một cách ngắn gọn và dễ hiểu là một cơ chế trợ giúp của các hãng dịch vụ dành cho các công ty mới thành lập nhằm xây dựng nền tảng kinh doanh, giúp họ đứng vững và phát triển thuận lợi. Khái niệm “ươm tạo công nghệ” không đồng nghĩa với “cụm công nghiệp” hay “khu công nghiệp tập trung”. Khu ươm tạo công nghệ đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trước về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết. Do vậy, khi thiết kế và lập kế hoạch, các hãng ươm tạo công nghệ cần cân nhắc cẩn thận những vấn đề mà khách hàng của mình sẽ quan tâm, dự tính khả năng mở rộng cơ sở vật chất và dịch vụ văn phòng của khách hàng. Người quản lý hãng ươm tạo công nghệ phải là người có kiến thức sâu rộng, có thể tiếp cận được với các dạng thức công ty kiểu mới. Nhiều trường hợp, các doanh nhân khi bắt đầu kinh doanh thường tìm kiếm những công ty ươm công nghệ phù hợp với chuyên ngành của họ hoặc những lĩnh vực mà họ quan tâm (bởi vì không phải ai cũng thành thạo về lĩnh vực của mình). Thông thường, các doanh nhân quan tâm đến tầm hiểu biết của các nhà quản lý công ty ươm công nghệ, vì vậy một nhà quản lý có kinh nghiệm đồng thời là một chuyên gia giỏi sẽ luôn “có giá”. Một khía cạnh khác liên quan đến công ty ươm công nghệ là các công ty này phải được quản lý tập trung, đòi hỏi phải đặt trụ sở ở những nơi gần các cơ sở công nghiệp bổ trợ, kề cận khách hàng, các trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo chuyên sâu. Vấn đề cần được quan tâm đặc biệt, liên quan đến sự sống còn của một hãng ươm tạo công nghệ là khả năng sáng tạo và phát minh của đội ngũ nhân viên. Họ phải là những người nắm được các kỹ thuật và công nghệ cao. Để nuôi dưỡng và phát huy năng lực làm việc của nhân viên, các công ty ươm công nghệ cần luôn quan tâm tạo ra môi trường làm việc, nghỉ ngơi, tiện nghi thoải mái cho các nhân viên của mình. Hoạt động ươm tạo công nghệ được coi như chất xúc tác, một yếu tố giám sát, khuyến khích động viên, giúp đỡ các công ty kỹ thuật cao ở giai đoạn bắt đầu kinh doanh. Vì vậy, các hãng ươm tạo phải có khả năng hỗ trợ khách hàng về mặt quản lý hoặc tư vấn kỹ thật, về mạng lưới hoạt động hoặc hỗ trợ các hoạt động khác có liên quan đến tài chính hoặc phi tài chính để công việc kinh doanh tiến hành thành công, đặc biệt ở trong thời kỳ khởi sự kinh doanh. Thông thường, công nghệ mà các công ty áp dụng ban đầu phải sửa đổi, tinh chỉnh trước khi tung ra thị trường. Khi đó, các hãng ươm tạo công nghệ có thể sử dụng công nghệ và các chuyên gia giỏi của mình giúp khách hàng mở rộng mạng lưới của họ. Ngày nay, vai trò của các công ty vừa và nhỏ ngày càng được nâng cao đối với mọi thị trường. Theo tính toán của các chuyên gia quản lý, các công ty vừa và nhỏ, chiếm tới hơn 95% tổng số các công ty tư nhân ở Australia và 50% ở Mỹ trong khoảng 1990 – 1998, là những công ty có nhân viên ít hơn 20 người nhưng luôn tạo ra được nhiều công ăn việc làm mới. Theo xu hướng đó, các hãng ươm tạo công nghệ giờ đây đều là các công ty quy mô nhỏ. Và các thành phần kinh tế này đã đóng góp phần quan trọng vào những thay đổi cơ cấu nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Mặc dù ảnh hưởng của việc góp phần này không thể hiện rõ ràng ngay tức thì (như kích thích các hoạt động kinh doanh tạo ra việc làm trong thời gian ngắn), nhưng xem xét một cách toàn diện thì các hãng ươm tạo công nghệ sẽ giữ vai trò trung tâm của quá trình phát triển lâu dài của nền kinh tế. Các chỉ số được sử dụng để xác định hiệu quả của cả khu công nghệ và hãng ươm tạo công nghệ là những chỉ số tác động trực tiếp tới nền kinh tế, như khả năng tạo việc làm và chi phí phải trả của từng hãng ươm tạo công nghệ. Nhưng các chỉ số này không tương xứng và không đầy đủ để đánh giá một hãng ươm tạo công nghệ và làm phức tạp hoá mục đích và chức năng của các chương trình ươm tạo công nghệ. Bất cứ sự thảo luận nào về tương lai của ngành ươm tạo công nghệ cũng cần được xem xét một cách cẩn thận những vấn đề dài hạn liên quan tới nó, từ khâu tổ chức bộ máy của một công ty mới thành lập cho đến những quan điểm chính thức, đồng thời các cuộc nghiên cứu phải hướng tới phát triển một phương pháp luận chính xác hơn và bao quát hơn về đánh giá hiệu quả hoạt động và nắm bắt được những tác động tốt về mặt kinh doanh. Để ủng hộ quan điểm này, lời bình luận của các chuyên gia ươm tạo công nghệ được tổng kết theo ý kiến dưới đây: Trong lĩnh vực kinh doanh công nghệ cao, việc tổ chức theo quy mô nhỏ không phải là vấn đề quan trọng, vì lợi nhuận của các công ty này phụ thuộc trực tiếp vào việc tăng các sản phẩm đầu ra và phụ thuộc vào nguồn nhân lực. Nhưng điều này cũng là vấn đề gây tranh cãi, vì cách tổ chức này có đặc thù riêng, các công ty công nghệ cao được tổ chức theo quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng, là tổ chức đi tiên phong và là chất xúc tác cho những thay đổi lớn của công nghệ. Nhờ gần gũi với thị trường nên các hãng ươm tạo công ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh tiếp thị quản trị kinh doanh phương pháp kinh doanh hiệu quả Ươm tạo công nghệ bí quyết thành công mớiTài liệu liên quan:
-
99 trang 425 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 365 0 0 -
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 343 0 0 -
98 trang 342 0 0
-
146 trang 328 0 0
-
115 trang 322 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 321 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 301 0 0 -
87 trang 253 0 0
-
96 trang 248 3 0