Danh mục

Ưu tiên của giới trẻ Việt Nam trong việc lựa chọn sản phẩm thời trang xanh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.09 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ưu tiên của giới trẻ Việt Nam trong việc lựa chọn các sản phẩm thời trang xanh. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai đo lường lặp lại ANOVA (Repeated Measures ANOVA) với mẫu nghiên cứu là 387 người trẻ cho thấy mức độ ưu tiên của giới trẻ trong việc lựa chọn sản phẩm thời trang xanh theo thứ tự giảm dần là: Kiểu dáng, giá cả, chất liệu và độ bền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ưu tiên của giới trẻ Việt Nam trong việc lựa chọn sản phẩm thời trang xanh ƯU TIÊN CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TRONG VIỆC LỰA CHỌN SẢN PHẨM THỜI TRANG XANH TS. Mai Thế Cường1 – Phạm An Khanh2 – Nguyễn Minh Ngọc3 Phạm Xuân Thái4 – Ngô Hà Trang5 – Lê Linh Trang6 – Trịnh Chi Mai7Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố ưu tiên của giới trẻ Việt Nam trong việc lựa chọn các sản phẩm thời trang xanh. Sử dụng phương pháp phân tích phương sai đo lường lặp lại ANOVA (Repeated Measures ANOVA) với mẫu nghiên cứu là 387 người trẻ cho thấy mức độ ưu tiên của giới trẻ trong việc lựa chọn sản phẩm thời trang xanh theo thứ tự giảm dần là: Kiểu dáng, giá cả, chất liệu và độ bền.Từ khóa: giới trẻ Việt Nam, thời trang xanh.1 GIỚI THIỆU Trên thế giới, các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường toàn cầu đang nóng lên, các doanh nghiệp đãứng dụng các khung thiết kế xanh (green design framework) để đáp ứng các yêu cầu từ người tiêudùng, chính phủ và cộng đồng và qua đó, hướng tới một giá trị dài hạn cho cổ đông. Ở Việt Nam, tại Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường, Luật số 55/2014/QH13, một trong những hành vibị nghiêm cấm chính là sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinhthái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuậtmôi trường. Ngành thời trang là một trong những ngành công nghiệp gây nên sự ô nhiễm, phải kể đến ônhiễm nguồn nước, sử dụng quá nhiều chất hóa học độc hại, làm khan hiếm nguồn nguyên liệu vải. Các doanh nghiệp thời trang đang tìm những định hướng mới, những tiến bộ trong các sản phẩmquần áo của họ để đáp ứng nhu cầu của người mua và cũng như điều kiện thân thiện với môi trường từkhâu nguyên liệu đến sản xuất. Bài viết này trước hết rà soát cách xác định ưu tiên (priorities) của khách hàng trong việc lựa chọnsản phẩm xanh trong khung thiết kế xanh (green design framework) do Madu và cộng sự đề xuất(2002). Bài viết đề xuất sử dụng phương pháp phân tích phương sai đo lường lặp lại ANOVA(Repeated Measures ANOVA) để thay thế thủ tục thứ bậc phân tích AHP (analytic hierarchyprocedure) trong xác định các tiêu chí ưu tiên của giới trẻ Việt Nam đối với lĩnh vực thời trang thânthiện môi trường. Tiếp đó, bài viết trình bày về câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, chọn mẫunghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu có được. Phần cuối cùng của bài viết chỉ ra các hạn chếcủa nghiên cứu và khuyến nghị một số điểm cần cải thiện khi ứng dụng khung thiết kế xanh cho lĩnhvực thời trang ở Việt Nam.1 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: cuongmt@neu.edu.vn.2 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: pkhanh1810@gmail.com.3 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: nmn2411jp@gmail.com.4 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: pxthai2000@gmail.com.5 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: Cielo30112000@gmail.com.6 Đại học Kinh tế Quốc dân. Email: Ltrang0501@gmail.com.7 Học viện Ngân hàng. Email: maitc@hvnh.edu.vn.7582. CÁCH XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN CỦA KHÁCH HÀNG TRONG VIỆC LỰA CHỌN SẢNPHẨM XANH TRONG KHUNG THIẾT KẾ XANH CỦA DOANH NGHIỆP Nghiên cứu của Madu và cộng sự (2002) giới thiệu một khung thiết kế xanh cho doanh nghiệp(green design framework) bao gồm 5 bước: 1. Xác định ưu tiên của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm (sử dụng thủ tục phân tích thứbậc AHP – Analytic Hierarchy Procedure); 2. Kết hợp các ưu tiên của khách hàng với nhu cầu thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp (sử dụngcách tiếp cận triển khai chức năng chất lượng QFD – Quality Function Deployment); 3. Phát triển kế hoạch thiết kế (sử dụng phương pháp Taguchi); 4. Đánh giá chi phí (sử dụng hàm tổn thất Taguchi); 5. Lựa chọn chủng loại. Khung này là sự kết hợp giữa nhà thiết kế sản phẩm và các bên liên quan để đánh giá không chỉcác tính năng của sản phẩm mà còn cả gánh nặng môi trường của nó. Trong đánh giá sản phẩm, đánhgiá vòng đời của sản phẩm được thực hiện thông qua phân tích đầu vào – đầu ra để ghi chép đầy đủBản kiểm kê toàn diện về các hành động và phản ứng của sản phẩm đối với môi trường. Phân tích thứbậc (AHP) được sử dụng để phát triển các chỉ số ưu tiên cho các yêu cầu của khách hàng nhằm làm nổibật các tính năng chính phải có trong sản phẩm. Sau đó, việc triển khai chức năng chất lượng được sửdụng để phù hợp với các yêu cầu thiết kế theo yêu cầu của khách hàng. Cuối cùng, một kế hoạch thiết kếhiệu quả về chi phí cũng được phát triển. Khung này, khi được ứng dụng, đảm bảo rằng các sản phẩm cóý thức về môi trường được thiết kế và sản xuất. Thủ tục AHP được gợi ý để thực hiện bước 1 trong ứng dụng khung thiết kế xanh. Cách tiếp cậnmà Madu và cộng sự đề xuất yêu cầu sử dụng kết hợp giữa điều tra bảng hỏi (survey) và nhóm trọngtâm (focus group). Các bên tham gia vào nhóm trọng tâm bao gồm khách hàng, nhà sản ...

Tài liệu được xem nhiều: