Danh mục

Ủy ban chứng khoán nêu quan điểm về bán khống

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.42 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khi công ty chứng khoán, nhân viên đứng ra làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn chứng khoán của nhau để bán dưới mọi hình thức, thì đều bị coi là hoạt động bán khống. Trên thị trường đang rộ lên quan điểm khác nhau, thậm chí trái chiều về bán khống khi cho rằng, khái niệm bán khống hiện tại chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cho là như vậy, đồng thời tỏ quan điểm nhất quán về tình trạng này. Một câu hỏi đang có sự tranh luận “nóng”...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ủy ban chứng khoán nêu quan điểm về bán khống Ủy ban chứng khoán nêu quan điểm về bán khống Khi công ty chứng khoán, nhân viên đứng ra làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn chứng khoán của nhau để bán dưới mọi hình thức, thì đều bị coi là hoạt động bán khống. Trên thị trường đang rộ lên quan điểm khác nhau, thậm chí trái chiều về bán khống khi cho rằng, khái niệm bán khống hiện tại chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không cho là như vậy, đồng thời tỏ quan điểm nhất quán về tình trạng này. Một câu hỏi đang có sự tranh luận “nóng” trên thị trường là nhà đầu tư vay mượn chứng khoán của nhau để thực hiện giao dịch thì có bị coi là bán khống hay không? Có ý kiến cho rằng, đây không phải là hoạt động bán khống, vì chứng khoán được bán từ chính tài khoản của người sở hữu chứng khoán thực, chứ không như hình thái bán mà không có chứng khoán trong tài khoản. Thừa nhận ở góc độ của thị trường có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán, câu trả lời nhất quán của cơ quan quản lý chỉ có một: khi công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán đứng ra làm trung gian cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn chứng khoán của nhau để bán dưới mọi hình thức, kể cả trong trường hợp không dẫn tới việc thay đổi quyền sở hữu và giao dịch bán thực hiện trên tài khoản của bên cho vay, thì đều bị coi là hoạt động bán khống. “Trong bối cảnh thị trường chứng khoán khó khăn như hiện tại, hoạt động bán khống càng tác động tiêu cực đến thị trường. Bởi vậy, cơ quan quản lý không chấp nhận bất kỳ lý lẽ nào để biện minh cho hoạt động bán khống diễn ra dưới bất cứ hình thức nào”, lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhấn mạnh, đồng thời nhìn nhận, vì tính chất tác động nguy hại cho thị trường của hoạt động bán khống, mà ngay cả ở những thị trường chứng khoán tiên tiến bậc nhất toàn cầu như châu Âu, thì mới đây Hội đồng Nghị viện châu Âu đã thông qua Quy chế 236/2012 cấm các hoạt động bán khống đối với các loại cổ phiếu, trái phiếu chính phủ tr ên các thị trường chứng khoán châu Âu từ ngày 1/11. Quan điểm của Ủy ban chứng khoán là cấm công ty chứng khoán sử dụng chứng khoán của mình, của khách hàng, của nhà đầu tư ủy thác do công ty quản lý để cho các tổ chức, cá nhân vay, mượn để bán dưới mọi hình thức. Công ty quản lý quỹ không được sử dụng tài sản của quỹ, nhà đầu tư ủy thác để cho vay dưới mọi hình thức, bảo lãnh cho các khoản vay dưới mọi hình thức. Để đảm bảo ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bán khống, các đơn vị chức năng của Ủy ban chứng khoán đang tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, cũng như áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ để kịp thời xử lý mạnh tay các hành vi vi phạm. Trong đó, có biện pháp cử cán bộ chức năng vào vai nhà đầu tư để nắm bắt các hành vi sai phạm tại công ty chứng khoán, trên cơ sở đó củng cố chứng cứ và áp dụng các biện pháp xử lý đảm bảo tính răn đe. Đại diện Ủy ban chứng khoán cũng cho hay, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện sớm các hành vi bán khống, cơ quan quản lý cũng đang áp dụng một loạt biện pháp. Theo đó, yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện chế độ báo cáo chi tiết về hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, kèm theo sao kê tài khoản và giao dịch chứng khoán phát sinh trong kỳ của nhà đầu tư ủy thác theo quy định. Ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát chỉ được thực hiện chỉ thị thanh toán, chuyển tiền, tài sản của khách hàng, nhà đầu tư ủy thác, quỹ đầu tư sau giao dịch về tài khoản của khách hàng, tài khoản quản lý danh mục và tài khoản của quỹ theo đúng quy định của pháp luật về chứng khoán và phòng chống rửa tiền. Để đấu tranh có hiệu quả với hành vi bán khống, Ủy ban chứng khoán đang tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát và mạnh tay xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp phát hiện hành vi bán khống của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hình sự, Ủy ban chứng khoán sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự”, lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nói và khẳng định, việc xử lý vi phạm không chỉ dừng lại đối với các đối tượng trực tiếp có hành vi vi phạm, mà còn truy xét trách nhiệm liên đới đối với các tổ chức, cá nhân là công ty chứng khoán, nhân viên công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát. Thực tế xử lý các hành vi bán khống cho thấy, nhà đầu tư cho mượn chứng khoán chịu khá nhiều rủi ro. Thậm chí, khi giá chứng khoán diễn biến không nh ư mong muốn của người mượn chứng khoán đã dẫn đến kiện tụng, tranh chấp tài sản phức tạp. Để tránh rủi ro này và quan trọng hơn là góp sức phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, công bằng, Ủy ban chứng khoán khuyến cáo nhà đầu tư không tiếp tay cho hoạt động bán khống bằng cách không vay và cho vay chứng khoán. Trường hợp phát hiện có giao dịch bất thường trên tài khoản như: bán chứng khoán không theo lệnh của nhà đầu tư, hoặc không phù hợp với hợp đồng quản lý danh mục đầu tư, thì nhà đầu tư cần thông tin sớm cho Ủy ban chứng khoán để có biện pháp ...

Tài liệu được xem nhiều: