Danh mục

Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.90 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kêNguyễn Văn Tuấn (bài đã đăng trên tạp chí Thông tin Y học TPHCM số tháng 12/07) Nói đến hai chữ “thống kê” có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến những hoạt động mang tính “truyền thống” dưới hình thức như cân, đo, đong, đếm. Ngày xưa ở Âu châu, giới vua chúa, tu sĩ và các gia đình hoàng tộc sử dụng thống kê như là một công cụ quản lí tài sản, đất đai, nhân sự và dân số. Trong xã hội hiện đại, chính quyền cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê Vài đóng góp quan trọng của người Việt khoa học thống kê Nguyễn Văn Tuấn (bài đã đăng trên tạp chí Thông tin Y học TPHCM số tháng 12/07) Nói đến hai chữ “thống kê” có lẽ nhiều người nghĩ ngay đến những hoạtđộng mang tính “truyền thống” dưới hình thức như cân, đo, đong, đếm. Ngày xưaở Âu châu, giới vua chúa, tu sĩ và các gia đình hoàng tộc sử dụng thống kê như làmột công cụ quản lí tài sản, đất đai, nhân sự và dân số. Trong xã hội hiện đại,chính quyền cũng sử dụng thống kê như là một phương tiện quản lí kinh tế - xãhội. Bất cứ chính quyền nào cũng có các cơ quan thống kê chuyên thu thập và xửlí các thông tin về dân số, giáo dục, tình hình phát triển kinh tế, v.v… Nhà nướcdựa vào những thông tin đó để vạch ra chính sách. Không có thông tin thống kê,nhà nước như người mù và điếc. Chính vì thế mà Lenin từng ví von rằng thống kêlà tai, là mắt của nhà nước.Khoa học thống kê Nhưng bộ môn thống kê mà tôi muốn bàn ở đây không phải là các hoạtđộng truyền thống như mô tả trên, mà là khoa học thống kê (statistical science),tức là một bộ môn khoa học thực nghiệm: phát triển giả thiết khoa học, tiến h ànhthí nghiệm, phân tích dữ liệu, và diễn dịch dữ liệu. Có người thường nghĩ rằngthống kê là một công cụ của khoa học, nhưng tôi nghĩ rằng quan điểm đó khôngchính xác, vì trong thực tế, nhà thống kê học không chỉ là người đơn thuần làmphân tích dữ liệu, mà là một nhà khoa học, một nhà suy nghĩ (“thinker”) về nghiêncứu khoa học. Khoa học thống kê đóng một vai trò cực kì quan trọng, một vai trò khôngthể thiếu được trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học thựcnghiệm như y khoa, sinh học, nông nghiệp, hóa học, và ngay cả xã hội học. Thínghiệm dựa vào các phương pháp thống kê học có thể cung cấp cho khoa họcnhững câu trả lời khách quan nhất cho những vấn đề khó khăn nhất. Làm sao chúng ta biết phẫu thuật A có hiệu quả tốt hơn phẫu thuật B? Làmsao chúng ta biết aspirin có thể đem lại lợi ích cho bệnh nhân? Trong số 25 ngàngen trong cơ thể con người, gen nào có khả năng gây ra ung thư, tiểu đường, loãngxương? Làm sao chúng ta biết một giống lúa mới có sản l ượng cao hơn giống lúacũ? Làm sao chúng ta biết được quá trình học vấn ở cấp phổ thông có ảnh hưởngđến kết quả học tập ở bậc đại học? Tại sao trẻ học sinh tiểu học ở nôn g thôn haybỏ học? Làm sao chúng ta biết những đặc tính nào của cà phê được người tiêu thụưa chuộng, và có sự khác biệt về sở thích giữa nam và nữ hay không? Một số dukhách vào Việt Nam có xu hướng “một đi không trở lại”, vậy yếu tố nào đã làmcho họ có xu hướng đó? Làm sao chúng ta biết người dân ủng hộ chính sách A màkhông là chính sách B? Vân vân. Đó là những vấn đề mà thống kê học có thểcung cấp câu trả lời khách quan và đáng tin cậy nhất. Chẳng hạn như vấn đề bệnh teo cơ delta (có khi gọi là bệnh “chim sệcánh”) mà ngành y tế nước ta đang đương đầu hiện nay. Cho đến nay dù đã xảy rahơn 2000 trường hợp trên toàn quốc, mà các chuyên gia vẫn chưa biết chính xácnguyên nhân hay các yếu tố nguy cơ nào gây nên bệnh! Chính vì không có dữ liệutrong tay, cho nên có khá nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành đề suất nhiềuyếu tố nguy cơ dựa vào những phát biểu cá nhân và chung chung như “theo ý kiếncủa tôi”, hay “qua kinh nghiệm 50 năm hành nghề của tôi”, hay “tôi nghĩ rằng”.Nhưng trong khoa học, không có cái gọi là “theo ý kiến của tôi” hay “theo kinhnghiệm của tôi”, vì khoa học dựa vào dữ liệu thực tế được quan sát và đo lườngchính xác (hay ít ra là khá chính xác) để phát hiện một yếu tố nguy cơ cho bệnhtật, hay nói chung là để phát biểu một định đề. Và, để có những dữ liệu đó, nhàkhoa học phải tiến hành thí nghiệm. Một thí nghiệm khoa học được bắt đầu bằng một ý tưởng, một giả thiết, vàđể thử nghiệm giả thiết đó, một qui trình khảo sát phải được tiến hành theo cácbước chung như: thiết kế, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và diễn dịch ý nghĩacủa dữ liệu. Mỗi một bước trong qui trình đó đều có sự cống hiến quan trọng củathống kê học. Những câu hỏi then chốt đặt ra là: phải thiết kế một công trình thínghiệm như thế nào, cần bao nhiêu bệnh nhân, có cần nhóm đối chứng (tức khôngbị bệnh) hay không, phương pháp thu thập dữ liệu như thế nào, phải đo lường cáigì, phân tích dữ liệu ra sao, v.v… Đó là “địa hạt” hoạt động của khoa học thốngkê. Những vấn đề trên chẳng những mang tính khoa học, mà còn mang tính đạođức khoa học. Nếu không giải quyết thỏa đáng, có thể làm cho công trình nghiêncứu trở nên vô dụng và như thế nhà nghiên cứu có tội với bệnh nhân và tìnhnguyện viên. Một trong những khía cạnh cực kì quan trọng trong nghiên cứu là xác địnhsố lượng đối tượng hay bệnh nhân cần thiết để khảo sát. Một công trình nghiêncứu nếu không có đủ bệnh nhân hay tình nguyện viên, thì dữ liệu thu thập được sẽkhông có giá trị khoa h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: