Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 11
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 127.87 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở trên, chúng tôi đã nói Mặc học chia làm hai phái: một phái về tôn giáo mà Tống Kiên là đại biểu – phái này không phát huy thêm được gì mới – và một phái gọi là Biệt Mặc[37] có nhiều sáng kiến về tri thức luận, mà Hồ Thích gọi là phái Khoa học.Không rõ phái Biệt Mặc này gồm những nhà nào; đại để thì những tư tưởng trong các thiên Kinh thượng, Kinh hạ, Kinh thuyết thượng, Kinh thuyết hạ, Đại thủ, Tiểu thủ (Mặc kinh) là của họ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 11Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa BÌNH MINH XUẤT HIỆN BIỆT MẶC VÀ DANH GIA Ở trên, chúng tôi đã nói Mặc học chia làm hai phái: một phái về tôngiáo mà Tống Kiên là đại biểu – phái này không phát huy thêm được gì mới– và một phái gọi là Biệt Mặc[37] có nhiều sáng kiến về tri thức luận, mà HồThích gọi là phái Khoa học. Không rõ phái Biệt Mặc này gồm những nhà nào; đại để thì những tưtưởng trong các thiên Kinh thượng, Kinh hạ, Kinh thuyết thượng, Kinhthuyết hạ, Đại thủ, Tiểu thủ (Mặc kinh) là của họ. Họ đã đặt cơ sở cho tri thức luận của Trung Hoa và xét về những vấnđề: - Tri giác (gồm quan năng, cảm giác và tâm), - Thời gian, không gian, - Ký ức, - Danh tự. Họ chia tri thức luận làm ba loại: do nghe mà biết (họ cho là văn), dosuy luận mà biết (họ gọi là thuyết), do từng trải mà biết (họ gọi là thân). Trước Dương Vương Minh trên ngàn rưỡi năm, họ đã chủ trương trihành hợp nhất rồi, vi cùng tri nghĩa là sự làm đưa cái biết đến tận độ, nhưngcái biết, cái “tri” đó thường bị lòng dục che lấp, nên muốn “biết” cho suốt để“làm” cho hợp đạo thì phải làm chủ được lòng dục. Họ bàn về phương pháp căn bản của sự biện luận: phải xét hiện tượngcủa muôn vật, so sánh sự quan hệ giữa những hiện tượng với nhau, rồi dùngngôn ngữ, văn tự mà bày tỏ; như vậy là dùng danh nhắc thực, dùng từ bày ý,dùng thuyết tỏ cớ (tức tỏ nguyên nhân gây ra hiện tượng). Họ lại mở đường cho ngữ pháp học, luận lý học, muốn dùng lý trí đểquan sát, giải thích vũ trụ; trái hẳn với phái Biện giả mà họ chống đối kịchliệt, vì phái này dùng nguỵ biện cốt làm cho người khác không cãi đượcmình, chứ không cần ai tin mình. Bọn Biện giả sau gọi là Danh gia, tức cáctriết gia dùng cái danh mà định nghĩa mà định nghĩa, mà suy luận – gồm cóCông Tôn Long, có lẽ cả Huệ Thi nữa. (Nhưng theo Hồ Thích thì Huệ Thicó nhiều tư tưởng khoa học mà đương thời ít ai hiểu được, chứ thực khôngphải là một nhà nguỵ biện). Như trên chúng tôi đã nói, Huệ Thi có thuyết phiếm ái, thuyết đạinhất, tiểu nhất, thuyết tiểu đồng dị, đại đồng dị. Ông bảo trời đất cũng thấpnhư nhau, mặt trời cũng vừa đứng bóng cũng vừa xế bóng, phương Nam vôcùng mà hữu cùng, mới nghe thấy ngược đời; nhưng theo cách giải thích củaHồ Thích, thì đều diễn những chân lý này về khoa học: không thể phân tíchvề không gian, thời gian được, sự giống nhau khác nhau giữa các sự vật chỉlà tương đối. Hình như Huệ Thi còn nhận được rằng quả đất tròn và xoaytròn nữa, nên mới bảo: “Chính giữa thiên hạ ở nước Yên, mà lại ở phía namnước Việt”[38] (Ngã tri thiên hạ chi trung ương, Yên chi bắc, Việt chi namthị dã[39]); “Phương nam không có chỗ cùng tận mà cùng tận” (Namphương vô cùng nhi hữu cùng[40]) và “Trời thấp như đất, núi phẳng bằngchằm” (Thiên dữ địa ti, sơn dữ trạch bình[41]). (Hai câu trên có ý bảo quảđất tròn; câu thứ ba diễn cái ý tương đối mà cũng có thể cho rằng trái đấtquay nữa, chẳng đâu là trên là dưới, là cao là thấp. Công Tôn Long thì ai c ũng nhận là đại nguỵ biện. Theo sách TrangTử và Liệt Tử, học thuyết của biện giả này còn những đoạn dưới đây: - Trứng có lông, - Gà ba chân, - Ngựa có trứng, - Chó có thể hoá ra dê, - Lửa không nóng, - Mắt không thấy, - Bóng con chim bay không hề động đậy, - Tên bắn ra có lúc không đi, không dừng, - Ngựa vàng, trâu đen là ba con, - Ngựa trắng không phải là ngựa, - Cái gậy một thước, mỗi ngày lấy đi một nửa, muôn đời không hết. Chẳng hạn câu “Ngựa trắng không phải là ngựa” (Bạch mã phi mã).Công Tôn Long giảng: “Chữ ngựa để đặt tên cho cái hình, chữ trắng để đặttên cho cái sắc. Nói đến sắc thì không nói đến hình, cho nên nói ngựa trắngthì không nói đến ngựa”. Đại để lối biện luận của ông là như vậy. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa - Phần 11Vài nét sơ lược về sự Phát triển của Triết học Trung Hoa BÌNH MINH XUẤT HIỆN BIỆT MẶC VÀ DANH GIA Ở trên, chúng tôi đã nói Mặc học chia làm hai phái: một phái về tôngiáo mà Tống Kiên là đại biểu – phái này không phát huy thêm được gì mới– và một phái gọi là Biệt Mặc[37] có nhiều sáng kiến về tri thức luận, mà HồThích gọi là phái Khoa học. Không rõ phái Biệt Mặc này gồm những nhà nào; đại để thì những tưtưởng trong các thiên Kinh thượng, Kinh hạ, Kinh thuyết thượng, Kinhthuyết hạ, Đại thủ, Tiểu thủ (Mặc kinh) là của họ. Họ đã đặt cơ sở cho tri thức luận của Trung Hoa và xét về những vấnđề: - Tri giác (gồm quan năng, cảm giác và tâm), - Thời gian, không gian, - Ký ức, - Danh tự. Họ chia tri thức luận làm ba loại: do nghe mà biết (họ cho là văn), dosuy luận mà biết (họ gọi là thuyết), do từng trải mà biết (họ gọi là thân). Trước Dương Vương Minh trên ngàn rưỡi năm, họ đã chủ trương trihành hợp nhất rồi, vi cùng tri nghĩa là sự làm đưa cái biết đến tận độ, nhưngcái biết, cái “tri” đó thường bị lòng dục che lấp, nên muốn “biết” cho suốt để“làm” cho hợp đạo thì phải làm chủ được lòng dục. Họ bàn về phương pháp căn bản của sự biện luận: phải xét hiện tượngcủa muôn vật, so sánh sự quan hệ giữa những hiện tượng với nhau, rồi dùngngôn ngữ, văn tự mà bày tỏ; như vậy là dùng danh nhắc thực, dùng từ bày ý,dùng thuyết tỏ cớ (tức tỏ nguyên nhân gây ra hiện tượng). Họ lại mở đường cho ngữ pháp học, luận lý học, muốn dùng lý trí đểquan sát, giải thích vũ trụ; trái hẳn với phái Biện giả mà họ chống đối kịchliệt, vì phái này dùng nguỵ biện cốt làm cho người khác không cãi đượcmình, chứ không cần ai tin mình. Bọn Biện giả sau gọi là Danh gia, tức cáctriết gia dùng cái danh mà định nghĩa mà định nghĩa, mà suy luận – gồm cóCông Tôn Long, có lẽ cả Huệ Thi nữa. (Nhưng theo Hồ Thích thì Huệ Thicó nhiều tư tưởng khoa học mà đương thời ít ai hiểu được, chứ thực khôngphải là một nhà nguỵ biện). Như trên chúng tôi đã nói, Huệ Thi có thuyết phiếm ái, thuyết đạinhất, tiểu nhất, thuyết tiểu đồng dị, đại đồng dị. Ông bảo trời đất cũng thấpnhư nhau, mặt trời cũng vừa đứng bóng cũng vừa xế bóng, phương Nam vôcùng mà hữu cùng, mới nghe thấy ngược đời; nhưng theo cách giải thích củaHồ Thích, thì đều diễn những chân lý này về khoa học: không thể phân tíchvề không gian, thời gian được, sự giống nhau khác nhau giữa các sự vật chỉlà tương đối. Hình như Huệ Thi còn nhận được rằng quả đất tròn và xoaytròn nữa, nên mới bảo: “Chính giữa thiên hạ ở nước Yên, mà lại ở phía namnước Việt”[38] (Ngã tri thiên hạ chi trung ương, Yên chi bắc, Việt chi namthị dã[39]); “Phương nam không có chỗ cùng tận mà cùng tận” (Namphương vô cùng nhi hữu cùng[40]) và “Trời thấp như đất, núi phẳng bằngchằm” (Thiên dữ địa ti, sơn dữ trạch bình[41]). (Hai câu trên có ý bảo quảđất tròn; câu thứ ba diễn cái ý tương đối mà cũng có thể cho rằng trái đấtquay nữa, chẳng đâu là trên là dưới, là cao là thấp. Công Tôn Long thì ai c ũng nhận là đại nguỵ biện. Theo sách TrangTử và Liệt Tử, học thuyết của biện giả này còn những đoạn dưới đây: - Trứng có lông, - Gà ba chân, - Ngựa có trứng, - Chó có thể hoá ra dê, - Lửa không nóng, - Mắt không thấy, - Bóng con chim bay không hề động đậy, - Tên bắn ra có lúc không đi, không dừng, - Ngựa vàng, trâu đen là ba con, - Ngựa trắng không phải là ngựa, - Cái gậy một thước, mỗi ngày lấy đi một nửa, muôn đời không hết. Chẳng hạn câu “Ngựa trắng không phải là ngựa” (Bạch mã phi mã).Công Tôn Long giảng: “Chữ ngựa để đặt tên cho cái hình, chữ trắng để đặttên cho cái sắc. Nói đến sắc thì không nói đến hình, cho nên nói ngựa trắngthì không nói đến ngựa”. Đại để lối biện luận của ông là như vậy. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
triết học trung hoa triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 273 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 248 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 228 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 142 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 130 0 0 -
12 trang 127 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 109 0 0
-
13 trang 104 0 0