Như chúng ta đã biết, tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức ở Nhật Bản, và Nhật là quốc gia duy nhất dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ hành chính chính thức. Người ta gọi đó là ngônngữ chuẩn: hyōjungo (Nhật: 標標標: ngôn ngữ tiêu chuẩn), hoặc kyōtsūgo (Nhật: 標標標: ngôn ngữphổ thông).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vài nét về hệ thống chữ viết tiếng Nhật PHẦN MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức ở Nhật Bản, và Nhật là quốcgia duy nhất dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ hành chính chính thức. Người ta gọi đó là ngônngữ chuẩn: hyōjungo (Nhật: 標標標: ngôn ngữ tiêu chuẩn), hoặc kyōtsūgo (Nhật: 標標標: ngôn ngữphổ thông). Ngôn ngữ tiêu chuẩn này được tạo ra sau Minh Trị Duy Tân meiji ishin (Nhật: 標標標標) (1868) từ thứ ngôn ngữ được nói ở khu vực đô thị Tokyo do nhu cầu trao đổi thông tin.Ngôn ngữ chuẩn (Hyōjungo) được dạy ở trường học và được dùng trên truyền hình và giaotiếp chính thức, và cũng là bản tiếng Nhật được bàn đến trong bài này. Trước đây, tiếng Nhật chuẩn trong văn viết (bungo (Nhật: 標標), văn ngữ) khác với vănnói (kōgo (Nhật: 標標), khẩu ngữ). Hai hệ thống này có ngữ pháp khác nhau và có những biếnthể về từ vựng. Bungo là cách viết tiếng Nhật chủ yếu cho đến khoảng năm 1900, sau đókogo dần dần mở rộng tầm ảnh hưởng và hai phương pháp này đều được dùng trong vănviết cho đến thập niên 1940. Bungo vẫn hữu ích đối với các sử gia, học giả văn chương, vàluật sư (nhiều điều luật của Nhật có từ thời Thế chiến thứ hai vẫn còn được viết bằngbungo, mặc dù hiện đang có những nỗ lực để hiện đại hóa ngôn ngữ này). Kōgo phươngpháp được dùng cho cả nói và viết tiếng Nhật chiếm ưu thế hiện nay, mặc dù ngữ pháp vàtừ vựng bungo thỉnh thoảng vẫn được dùng trong tiếng Nhật hiện đại để tăng biểu cảm. Về nguồn gốc, hiện nay việc khẳng định tiếng Nhật thuộc hệ thống nào vẫn nằm trongvòng tranh cãi, cần phải được chứng minh thêm. Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưngchưa có giả thuyết nào đủ mạnh để có thể khẳng định điều này. Có giả thuyết cho rằng nó thuộc hệ ngôn ngữ Altai, đặc biệt khi quan sát tiếng Nhật từcuối thời Minh Trị. Trong tiếng Nhật cổ (từ vựng Đại Hòa), có thể thấy rằng âm /r/ (âmnước) không đứng ở đầu từ, và một loại nguyên âm điều hòa (không để hai nguyên âm cùngloại đứng gần nhau để điều hòa cách đọc) đã được sử dụng. Tuy nhiên, bản thân những ngônngữ cho rằng mình thuộc hệ ngôn ngữ Altai cũng cần phải chứng minh thêm về sự tươngquan đó, do đó, đối với đặc trưng rất dễ thấy của tiếng Nhật cổ được đề cập ở bên trên thìtiếng Nhật là ngôn ngữ thuộc kiểu Altai, chứ không hoàn toàn thuộc về hệ đó. Hệ ngôn ngữ Nam Đảo cũng là một hệ âm vị và từ vựng được cho là có sự tương đồngvới tiếng Nhật, tuy nhiên, những minh chứng được đưa ra để khẳng định về mặt ngôn ngữthì không đủ, có rất nhiều những ví dụ cho giả thiết trên không thể kiểm chứng được. Chonên nói về mối quan hệ thì có thể nói rằng nó không rõ ràng. Có giả thuyết nói rằng tiếng Nhật có quan hệ với hệ ngôn ngữ Dravidian, nhưng nhữngnhà nghiên cứu nhận thấy mối quan hệ đó không nhiều. Shin Ono có giả thuyết cho rằng cácđiểm từ vựng - ngữ pháp của tiếng Nhật có những điểm chung với tiếng Tamil, tuy nhiên đãcó nhiều chỉ trích quan điểm này khi xem xét vấn đề theo phương pháp của ngành so sánhngôn ngữ học. Nếu chúng ta quan tâm đến mối quan hệ đối với cá nhân từng ngôn ngữ, thì ký hiệu, từvựng v.v…của tiếng Nhật ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tiếng Hán từ xa xưa thông qua Hán tựvà Hán ngữ. Nhật Bản thuộc về nhóm các nước có truyền thống sử dụng chữ Hán (các nướcđồng văn) mà trung tâm là Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ sở từ vựng không có sự tương ứng,ngoài ra đặc trưng về văn phạm - phát âm thì hoàn toàn khác Trung Quốc, do đó sự liên quanvề hệ thống là không chính xác. Đối với ngôn ngữ Ainu, mặc dù cấu trúc câu của ngôn ngữ Ainu tương tự như của tiếngNhật (kiểu S-O-V), nhưng văn phạm - hình thái xét theo loại hình thì thuộc về các tổ hợpngôn ngữ khác nhau, đồng thời cấu tạo âm vị cũng chứng tỏ tồn tại nhiều khác biệt về hữuthanh - vô thanh cũng như việc sử dụng âm tiết đóng. Sự liên quan tương tự về mặt từ vựngcơ bản cũng đã được chỉ ra nhưng những dẫn chứng thì không đầy đủ. Nói chung sự giốngnhau về ngôn ngữ thể hiện ở chỗ, có nhiều từ vựng Ainu rất dễ nhận ra là đều được mượntừ tiếng Nhật. Hiện nay, những tài liệu chứng minh ra sự liên quan với nhau của hai ngônngữ một cách hệ thống rất thiếu. Đối với ngôn ngữ Triều Tiên, mặc dù có nhiều điểm giống nhau về cấu trúc văn phạm,cơ sở từ vựng của hai ngôn ngữ khác nhau rất nhiều. Về khía cạnh âm vị, mặc dù có nhữngđiểm giống nhau về nguồn gốc cũng như âm nước không đứng ở đầu từ, hay đều dùng mộtkiểu hòa hợp nguyên âm, v.v., nhưng cũng như hệ ngôn ngữ Altai được đề cập ở trên, sựtương tự không đóng vai trò toàn bộ, âm đóng và phụ âm kép (trong tiếng Triều Tiên thời kỳgiữa) tồn tại sự khác nhau lớn so với tiếng Nhật. Trong Ngôn ngữ Cao Ly đã biến mất củabán đảo Triều Tiên, cách đếm số cũng như từ vựng được cho là tương tự với tiếng Nhật,nhưng sự thật là hiện nay tiếng Cao Ly là biến mất gần như hoàn toàn, do đó khó có thể trởthành tài liệu kết luận giả thuyết trên một cách có hệ thống. Ngoài ra, tiếng Lepcha ...